Những xét nghiệm và siêu âm quan trọng nhất mà các bà bầu cần ghi nhớ

Thứ năm, 16:49:02 16/08/2018
Trong suốt thai kỳ, bà bầu cần thường xuyên đi khám thai và làm những xét nghiệm, siêu âm quan trọng dưới đây để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.

1. Xét nghiệm chẩn đoán có thai

Để chắc chắn về việc mình có thực sự mang thai không, bạn nên làm các xét nghiệm chẩn đoán có thai dưới đây:

- Thử nước tiểu tại nhà: Xét nghiệm này rất đơn giản, bạn chỉ cần mua que thử thai ở cửa hàng thuốc và đo nồng độ HCG trong nước tiểu của bạn. Nếu que thử thai hiện 2 vạch, nghĩa là bạn đã có thai. Thời gian lý tưởng nhất để bạn thử thai bằng que thử là khoảng 10 ngày sau khi trễ kinh.

- Thử máu: Ngoài phương pháp xét nghiệm nước tiểu bạn có thể đi thử máu để đo nồng độ HCG trong máu. Thông thường phụ nữ có nồng độ HCG ít hơn 5mlU/ml. Khi mang thai, nồng độ HCG trong cơ thể sẽ tăng dần lên. Do đó, kết quả xét nghiệm HCG trong máu của bạn sẽ giúp bác sĩ kết luận bạn có thai hay không.

2. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu được thực hiện đều đặn trong thai kì xét nghiệm máu rất cần thiết và quan trọng đối với bà bầu để xác định những vấn đề sau:

- Nhận định tình trạng của thai kỳ qua nồng độ HCG trong máu: Thông qua chỉ số HCG trong máu sẽ giúp các bác sĩ nhận đinh được tình trạng của thai kỳ. Với bà bầu có thai kỳ khỏe mạnh, chỉ số HCG sẽ nằm trong khoảng từ 20 - 7500 mIU/ml xét nghiệm máu thường được thực hiện sau 5 tuần tính từ kỳ kinh cuối. Chỉ số HCG càng cao thì khả năng mang đa thai của bạn càng lớn... Đôi khi chỉ số HCG cao cũng là một dấu hiệu của hiện tượng mang thai giả, nghĩa là không có phôi thai nhưng túi thai vẫn phát triển. Trong trường hợp nồng độ HCG quá thấp thì bạn cần cẩn thận bởi nguy cơ sảy thaisinh non khá cao. Trong trường hợp này, hãy làm xét nghiệm lại để khẳng định chẩn đoán.

- Kiểm soát nguy cơ thiếu máu, nhiễm trùng và rối loạn máu: Các bác sĩ sẽ làm xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC) để phân tích số lượng hồng cầu bạch cầu tiểu cầu trong máu, từ đó sẽ giúp xác định các nguy cơ thiếu máu nhiễm trùng máu hoặc rối loạn máu ở bà bầu, để có biện pháp điều trị kịp thời.

- Xác định nhóm máu và yếu tố Rh: Yếu tố Rh là khái niệm cho biết tình trạng protein có trong tế bào máu. Nếu trong máu của bạn có Rh, trên tờ giấy xét nghiệm sẽ ghi ký hiệu Rh+ (Rh dương tính), nếu không có sẽ khi Rh- (Rh âm tính). Nếu người mẹ có Rh-, con Rh+, yếu tố Rh đi qua nhau thai và hình thành kháng thể Rh trong cơ thể bé. Điều này sẽ khiến các tế bào hồng cầu của bé bị phá hủy, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

- Xác định đường máu: Xét nghiệm máu trong thai kỳ cũng giúp bác sĩ xác định lượng đường trong máu của bà bầu để tầm soát chứng tiểu đường thai kỳ Xét nghiệm đường máu được thực hiện khi đói, lấy mẫu xét nghiệp sau khoảng 8 đến 10 tiếng chưa ăn gì. 

3. Xét nghiệm HIV: quá trình xét nghiệm máu cũng giúp tầm soát bệnh HIV và các bệnh lây lan qua đường tình dục khác, để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh lây từ mẹ sang con qua nhau thai.  

4. Xét nghiệm viêm gan B, viêm gan C

Viêm gan B là căn bệnh có thể lây từ mẹ sang con trong thai kỳ. Do đó bà bầu cần được làm xét nghiệm này trong thai kỳ. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy trong cơ thể bà bầu có virus viêm gan B thì khi em bé sinh ra sẽ được tiêm huyết thanh và vacxin Tương tự, việc xét nghiệm virus viêm gan C cũng cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé

5. Kiểm tra tuyến giáp

Mẹ bầu cần được kiểm tra tuyến giáp để đánh giá lượng hormone tuyến giáp vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi Nếu chỉ số hormone tuyến giáp nhỏ hơn 3mlU/L thì nghĩa là tuyến giáp vẫn đang hoạt động tốt. Trường hợp chỉ số hormone cao bất thường thì bà bầu cần được theo dõi kỹ lưỡng, bởi nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.

6. Siêu âm tim thai và xác định thai đã vào tử cung

Đây là lần siêu âm đầu tiên của mẹ bầu và rất cần thiết. Siêu âm này thường được thực hiện từ tuần thứ 6 – 10 của thai kỳ, nhằm đánh giá trình trạng phát triển của phôi thai, xác định tim thai, thai đã vào tử cung chưa, và số lượng thai có trong phôi. Lần siêu âm này, bác sỹ cũng ước lượng được ngày dự sinh của mẹ, thường là sau 9 tháng 1 tuần tính từ kinh kỳ cuối. Trước khi đi siêu âm, bạn nên uống nhiều nước để hình ảnh siêu âm được rõ ràng hơn.

7. Siêu âm độ mờ da gáy

Đây làlần siêu âm quan trọng nhất trong thai kỳ, thường được tiến hành ở tuần thứ 12. Thông qua hình ảnh đo độ mờ da gáy mà bác sỹ có thể chẩn đoán được những bất thường trong nhiễm sắc thể của thai nhi dị tật thai nhi nguy cơ bệnh bẩm sinh như down, não úng thuỷ...

8. Siêu âm đánh giá bất thường

Từ khoảng tuần thứ 18 – 20, mẹ bầu nên đi siêu âm để đánh giá những bất thường khác ở thai nhi Lần siêu âm này sẽ tầm soát tổng thể sức khỏe thai nhi vị trí thai nhi và sự phát triển của các cơ quan bộ phận như não bộ, xương tim dạ dày gan, tứ chi.

9. Siêu âm tim

Đến tuần thứ 20 hoặc 22 của thai kỳ, mẹ bầu nên làm siêu âm tim để kiểm soát các bệnh lý liên quan đến tim mạch

10. Siêu âm đánh giá sức khỏe toàn diện

Từ tuần 28 đến 39, bà bầu sẽ được siêu âm để đánh giá sức khỏe toàn diện như chiều cao cân nặng của em bé, vị trí nhau thai vị trí bào thai… Ngoài ra, siêu âm màu Doppler sẽ cho biết thêm thai nhi có được cung cấp đủ lượng máu hay không. Thông qua lần kiểm tra toàn diện này, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho bà bầu để chuẩn bị cho quá trình sinh con

Nguyễn Thị Hoài Thương

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:45 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:25 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:38 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:02 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:50 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới