8 phát minh đột phá của thế giới trong hỗ trợ sinh sản

Thứ sáu, 10:40:09 20/07/2018
Sau khi em bé đầu tiên được ra đời bằng tinh trùng đông lạnh, đã có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực sinh sản giúp nhân loại giải quyết phần nào ước muốn làm cha mẹ của người bị hiếm muộn. Các biện pháp đa dạng khá như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) cho đến đông lạnh mô trứng, hay sử dụng tử cung cấy ghép,...

Kỹ thuật đông lạnh tinh trùng, trứng và phôi

Năm 1984, em bé đầu tiên ra đời từ một quả trứng đông lạnh bảo quản cách đó 2 năm. Từ đây, kỷ nguyên sinh sản đông lạnh được ra đời, rất đa dạng như tinh trùng trứng và phôi đông lạnh, được xem là giải pháp chữa trị vô sinh khả thi cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Ví dụ, cho nhóm phụ nữ đã qua hóa xạ trị liệu, các cặp vợ chồng chọn cho sinh sản bằng kỹ thuật IVF đều phải nhờ đến ngân hàng phôi và cả cho nhóm người muốn hiến tặng trứng tinh trùng và phôi cũng có thể thực hiện được ý định của mình để giúp nhóm người không có khả năng thụ thai được quyền làm cha làm mẹ.

Tối ưu hóa IVF

Tối ưu hóa IVF là nói đến quá trình thụ tinh trứng với tinh trùng trong ống nghiệm (IVF), sau đó phôi được cấy vào tử cung Em bé thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên có tên Louise Joy Brown ra đời năm 1978. Từ đây hàng triệu em bé đã được chào đời bằng kỹ thuật này. Sau khi IVF ra đời, khoa học đã cho ra đời thêm nhiều cải tiến nhằm tối ưu hóa IVF như sàng lọc nhiễm sắc thể phôi thai, theo dõi quá trình phân chia tế bào và nhiều cải tiến khác hiện đang được ứng dụng để nâng cao tỷ lệ thành công IVF.

Sàng lọc nhiễm sắc thể IVF

Để nâng cao hiệu quả thụ thai, các nhà khoa học hiện đang tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm tối ưu hóa kỹ thuật IVF, đặc biệt là giải pháp sàng lọc nhiễm sắc thể phôi thai sau khi được 5 ngày tuổi. Thủ thuật này cho biết các biến chứng liên quan đến di truyền, chính xác hơn so với các xét nghiệm truyền thống. Đặc biệt, sàng lọc kỹ các phôi thai ngay từ những ngày đầu mới phát triển, giúp làm tăng tỷ lệ thành công khi mang thai và giảm rủi ro biến chứng thai kỳ, nhất là sẩy thai và biết được sức khỏe của phôi ngay sau khi cấy ghép.

Thủ thuật “rút gọn thời gian” hình ảnh IVF

Sử dụng thủ thuật “rút gọn thời gian” hình ảnh IVF nhằm mục đích giám sát phôi IVF trong quy mô phòng thí nghiệm khi được 5-6 ngày tuổi để biết khả năng phát triển thành phôi nang hay không. Cho phép y học biết được phôi nào phát triển tốt nhất, hoàn hảo nhất để chọn cho mục đích cấy ghép phát triển thành em bé.

Chuyển một phôi duy nhất

Chuyển một phôi duy nhất là kỹ thuật nhằm tăng cường tỷ lệ mang thai Thông thường, để nâng cao tỷ lệ thụ thai, người ta sử dụng hai hoặc nhiều phôi IVF cấy vào tử cung sau 1 hoặc 2 ngày, nếu 1 hỏng thì vẫn còn 1 thay thế phát triển.

Tiêm tinh trùng vào trứng (ICSI)

Thông thường, thụ thai tự nhiên tinh trùng phải đảm bảo nhiều tiêu chí quan trọng như số lượng, chất lượng và hình dạng..., còn vỏ ngoài trứng phải tương đối mềm để tinh trùng có thể “đổ bộ” lên một cách dễ dàng, nhưng ở các cặp hiếm muộn, các tiêu chí trên đôi khi không thỏa mãn nên phải dùng đến ICSI (hay còn gọi là thụ thai ép buộc). Người ta bơm trực tiếp một tinh trùng khỏe mạnh vào trứng để tạo ra quá trình thụ thai ép buộc. Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí JAMA, tại Mỹ tỷ lệ ứng dụng ICSI tăng từ 36,4% năm 1996 lên 76,2% vào năm 2012, như vậy ngày càng có nhiều người ứng dụng kỹ thuật này.

Trữ lạnh mô buồng trứng (OTF)

Đây là kỹ thuật rất mới, ra đời trong thời gian gần đây và được xem là kỹ thuật trị vô sinh rất khả thi cho nhóm phụ nữ trẻ mắc bệnh nan y, khó có khả năng sinh con cho các bé gái chưa đến tuổi dậy thì đã mắc phải các bệnh lý đe dọa suy buồng trứng thậm chí phụ nữ mãn kinh vẫn có thể mang thai hay nhóm phụ nữ trẻ chưa muốn sinh con, trữ lạnh trứng để khi nào có điều kiện thì sinh em bé. Năm 2014, đã có hơn 20 trẻ ra đời từ phương pháp trữ lạnh mô buồng trứng. OTF có thể tóm tắt như sau: bác sĩ tiến hành nội soi lấy thành phần mô buồng trứng xử lý một vỏ mô buồng trứng (chứa nhiều trứng, nang noãn) thành những phần nhỏ và đem trữ lạnh. Sau khi tâm lý mang thai đã sẵn sàng, vỏ mô buồng trứng nói trên sẽ được cấy vào vị trí tự nhiên trong buồng trứng để phát triển tự nhiên, hoặc vào vị trí khác như dưới cánh tay, bụng dưới để mang thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm chất lượng trứng sau thời gian bảo quản đông lạnh không thay đổi. Ví dụ, phụ nữ trữ trứng ở độ tuổi 20, đến 40 tuổi mới mang thai trứng được rã đông sau vài chục năm vẫn đảm bảo chất lượng giống như ở tuổi 20.

Sinh sản bằng tử cung cấy ghép

Năm 2014, lần đầu tiên, một em bé được sinh ra bởi một phụ nữ được cấy ghép tử cung tặng này. Đó là một nữ vận động viên 36 tuổi người Thụy Điển, có buồng trứng khỏe mạnh nhưng lại không có tử cung bẩm sinh, khiếm khuyết rất hiếm gặp ở phụ nữ hiện đại. Sau một năm, các bác sĩ đã chuyển một bào thai được thụ tinh trong ống nghiệm từ trứng và tinh trùng của vợ chồng người phụ nữ nói trên vào tử cung cấy ghép và kết quả một bé trai ra đời vào tháng 9/2014, tuy sinh non nhưng sức khỏe của cả hai đều tốt.

Khổng Việt Hà

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:37 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:21 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:47 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:59 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:50 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới