Thở và rặn đẻ đúng cách: Mẹ muốn sinh thường cần phải nắm kỹ

Thứ bảy, 08:35:09 01/12/2018
Có bé yêu, mẹ trải qua những tháng ngày mang nặng, đặc biệt là những giây phút “vượt cạn” thực sự khó quên trong cuộc đời. Để việc sinh đẻ diễn ra dễ dàng hơn, mẹ hãy chú ý cách thở và rặn đẻ đúng cách.

Thở và rặn đẻ đúng cách – kiến thức rất hữu ích cho mẹ bầu có cuộc “ vượt cạn” dễ dàng hơn.(ảnh minh họa)

Thở và rặn đẻ đúng cách – kiến thức rất hữu ích cho mẹ bầu có cuộc “ vượt cạn” dễ dàng hơn.(ảnh minh họa)

Mẹ cần thở và rặn đẻ đúng cách, vì sao?

Mẹ đừng nên nghĩ rằng sinh đẻ là bản năng, là không cần học cũng tự biết cách đẻ. Nếu học được cách thở và rặn đúng cách sẽ giúp cuộc sinh của mẹ diễn ra nhanh chóng hơn, tránh mất sức, tránh các biến chứng sinh như tổn thương đường sinh dục băng huyết sau sinh

Chị H. (Hoàng Mai - Hà Nội) kể lại: “Đã 2 năm rồi mà vẫn không thể quên được khoảnh khắc sinh con tử cung đã mở gần hết, bác sĩ bảo chuẩn bị rặn đẻ nhưng tôi đau quá kiệt sức không còn nghe thấy bác sĩ nói gì. Bác sĩ thấy tôi cuống, trấn an rằng tôi chỉ cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ, là mọi chuyện sẽ ổn. Dần dần tôi lấy lại được bình tĩnh, thở và rặn đúng theo bác sĩ. Sinh xong, bác sĩ đùa là không biết cách rặn đẻ, lần sau nhớ phải đi học lớp tiền sản, tập thở, tập rặn đẻ trước."

Cũng như chị H., chị Thảo L, tâm sự: “Hồi mang bầu, mấy lần định đi học lớp tiền sản mà bận việc nên cũng không tham gia. Đến lúc lên bàn đẻ, bác sĩ cứ dặn nhưng cũng "bấn loạn" không rõ lắm. Thế nên con mãi không ra được, bác sĩ phải lấy forcep. May quá cuối cùng cũng mẹ tròn con vuông."

Thai phụ cần biết cách thở và rặn đúng, hiệu quả, không rặn sớm hay rặn không đúng làm cuộc chuyển dạ kéo dài gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Thở và rặn đúng, hiệu quả tránh được những biến chứng có thể xảy ra cho mẹ và bé.(ảnh minh họa)

Thở và rặn đúng, hiệu quả tránh được những biến chứng có thể xảy ra cho mẹ và bé.(ảnh minh họa)

Thở và rặn khi sinh, thế nào cho đúng?

Cách thở: Dựa vào cơn gò tử cung, mẹ cần chú ý tập trung vào hơi thở. Khi cảm nhận thấy cơn đau, có cơn co xuất hiện thì thai phụ nên thở đúng, thở nhanh dần, hít bằng mũi và thở ra bằng miệng. Khi cơn đau tăng, thở nhanh và nông hơn, tần suất nhịp thở tăng dần. Đau càng nhiều thì thở càng nhanh. Thở ra làm sao tạo được tiếng rít như tiếng huýt sáo nhỏ là đúng. Và khi cơn đau giảm dần thì thở chậm, thở sâu hơn, giảm dần tần suất nhịp thở, thư giãn toàn thân là tốt nhất.

Cách rặn: Khi được sự cho phép rặn từ bác sĩ mẹ bầu nên tập rặn đúng cách, đẩy thai ra khỏi bụng mẹ và ống sinh dục. Khi cảm nhận thấy có các cơn co tử cung, cơn gò cứng dần và xuất hiện cơn đau nên hít vào một hơi thở sâu rồi nín thở ngậm chặt miệng, hai tay nắm vào hai thành bàn sinh, chân đạp mạnh vào bàn đạp, dồn hơi rặn mạnh đẩy hơi xuống vùng bụng, để thai nhi được đẩy ra ngoài. Khi thấy hết hơi nhưng vẫn còn đau thì lấy hơi khác và tiếp tục rặn cho đến khi không thấy đau bụng nữa. Chú ý khi rặn cần phải giữ lưng thẳng, áp sát lưng vào bề mặt sinh và phần mông cong lên phía trước. Chú ý không để âm thành nào phát ra khi rặn.Giữa hai cơn co tử cung, khi mẹ đã hết đau thì nghỉ ngơi, thở đều để tập trung sức cho đợt rặn tiếp theo.

Ngày nay, đã có phương pháp gây tê “đẻ không đau” hỗ trợ sản phụ vượt cạn dễ dàng hơn, bớt đi nỗi ám ảnh khi sinh. Tuy nhiên dù đẻ không đau thì thai phụ vẫn rất cần học cách thở và rặn sinh đúng cách, không rặn sớm quá hay rặn không đúng làm cho cuộc chuyển dạ kéo dài gây nguy hiểm.

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:42 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:21 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:44 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:00 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:51 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới