Kể tên 6 điều nên biết về gây tê ngoài màng cứng khi sinh con

Chủ nhật, 18:36:07 02/12/2018
Đứng trước kỳ sinh nở, bất cứ bà bầu nào cũng cảm thấy sợ hãi bởi cơn đau đẻ đang đợi chờ. Với sự phát triển của y học, phương pháp đẻ không đau bằng gây tê ngoài màng cứng khi sinh con đã khá phổ biến để giúp cho người mẹ vượt cạn dễ dàng hơn. Hãy cùng tìm hiểu 6 điều nên biết về phương pháp này nhé.

Thế nào là gây tê ngoài màng cứng?

Gây tê ngoài màng cứng khi sinh con là thủ thuật được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Phương pháp này ưu việt hơn gây tê tủy sống do đã hạn chế được tác dụng hạ huyết áp của sản phụ cũng như gây mê trong sinh mổ gây tê ngoài màng cứng được áp dụng cho cả sinh thường và sinh mổ Khi dùng phương pháp này, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê vào vùng thắt lương và đặt ống mềm trên màng cứng quanh xương sống để giảm đau liên tục.

Phương pháp gây tê ngoài màng cứng khả phổ biến hiện nay

Phương pháp gây tê ngoài màng cứng khả phổ biến hiện nay

Gây tê ngoài màng cứng hiệu quả ra sao?

Thủ thuật này giúp giảm đau liên tục tại phần dưới cơ thể trong khi mẹ vẫn tỉnh táo và có ý thức với toàn bộ cơ thể mình. Nó gây ức chế cảm giác tại vùng cần giảm đau nhưng không làm chị em trở nên tê liệt toàn bộ cơ thể.

Thủ thuật này được tiến hành như thế nào?

Để thực hiện gây tê ngoài màng cứng, sản phụ phải nằm nghiêng, cuộn tròn người hoặc ngồi ở mép giường.

Bác sĩ hoặc y tá sẽ sát trùng vùng lưng, sau đó tiêm thuốc tê vào vùng thắt lưng của người mẹ. Thai phụ sẽ có cảm giác đau nhói hay rát. Tiếp theo bác sĩ sẽ tiêm lên vùng gây tê và đặt ống vào khoang trên màng cứng quanh xương sống.

Cuối cùng, bác sĩ sẽ lấy kim ra và để lại ống mềm trong lưng. Băng keo được dán để giữ ống đúng vị trí. Sau quá trình đặt ống thông, bạn sẽ được truyền một liều thuốc tê thử nghiệm, để chắc chắn là ống gây màng cứng được đặt đúng chỗ, để tiến hành truyền đủ liều thuốc tê nếu không có vấn đề gì. Nhịp tim của thai nhi sẽ được theo dõi liên tục trong suốt quá trình, bắt đầu từ việc gây tê đến khi người mẹ hoàn tất quá trình sinh nở huyết áp của bạn cũng được đo mỗi 5 phút sau khi gây tê để đảm bảo không có ảnh hưởng tiêu cực.

Thuốc được dùng trong gây tê ngoài màng cứng thường là hỗn hợp của chất gây tê cục bộ và chất gây mê thuốc gây tê cục bộ sẽ “khoá” cảm giác đau xúc giác, dịch chuyển và nhiệt độ, còn thuốc gây mê ngăn cơn đau ảnh hưởng đến khả năng cử động chân (rất quan trọng để tăng lực rặn nếu bạn sinh thường). Khi được kết hợp với nhau, chúng giúp giảm đau tốt mà không làm mất cảm giác vận động chân và chỉ cần dùng ở liều thấp hơn so với dùng riêng rẽ từng loại.

10-20 phút sau khi tiêm liều đầu tiên bạn sẽ bắt đầu thấy tê. Tuy nhiên tế bào thần kinh ở tử cung đã bắt đầu tê liệt chỉ trong vài phút. Bạn sẽ tiếp tục được truyền thêm thuốc qua ống truyền trong suốt quá trình sinh nở.

Sau khi em bé chào đời, ống truyền sẽ được tháo bỏ. Nếu bạn sinh mổ, ống truyền có thể được giữ lại để truyền thuốc kiểm soát cơn đau hậu phẫu. Việc rút ống truyền rất đơn giản và không gây đau đớn.

Khi nào là tốt nhất để áp dụng gây tê ngoài màng cứng?

Thông thường, các bác sĩ sẽ để bạn chuyển dạ tự nhiên trước khi bắt đầu gây tê màng cứng. Khi cổ tử cung của bạn giãn 4-5cm và có nhịp co đều đặn thì việc gây tê sẽ bắt đầu. Bởi nếu gây tê quá sớm sẽ làm giảm co thắt tự nhiên để đẩy em bé ra ngoài khiến cuộc “vượt cạn” kéo dài và khó khăn hơn bình thường.

Nếu bạn đến bệnh viện trước khi bước vào giai đoạn chuyển dạ tích cực và quyết định sử dụng biện pháp gây tê màng cứng, kíp đỡ có thể tranh thủ đặt ống thông sẵn sàng trước.

Gây tê ngoài màng cứng sẽ được thực hiện khi tử cung mở từ 4-5 cm

Gây tê ngoài màng cứng sẽ được thực hiện khi tử cung mở từ 4-5 cm

Gây tê ngoài màng cứng có ảnh hưởng đến em bé sơ sinh?

Hầu hết các nghiên cứu gần đây xác nhận định rằng gây tê ngoài màng cứng không gây ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ sơ sinh (theo chỉ số Apgar - kết quả kiểm tra sức khoẻ tổng quát trẻ sơ sinh được thực hiện ngay sau khi bé ra đời.) Trên thực tế, một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng những em bé ra đời trong ca sinh có áp dụng gây tê ngoài màng cứng có chỉ số Apgar cao hơn so với các bé được sinh ra mà mẹ không được giảm đau bằng gây tê ngoài màng cứng.

Tuy nhiên, việc gây tê ngoài màng cứng có ảnh hưởng đến khả năng bú mẹ ngay sau khi sinh hay không vẫn chưa được kết luận. Một số chuyên gia cho rằng bé sơ sinh có thể gặp vấn đề về ngậm và bú nếu người mẹ dùng gây tê ngoài màng cứng. Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng kết luận này không đủ căn cứ.

Ai cũng có thể áp dụng gây tê ngoài màng cứng?

Không phải tất cả phụ nữ đều phù hợp với phương pháp giảm đau này. Bạn không thể áp dụng gây tê ngoài màng cứng nếu có huyếp áp thấp hơn bình thường (do nguy cơ xuất huyết và các vấn đề khác), rối loạn chảy máu nhiễm trùng máu nhiễm trùng da ở vùng lưng sẽ tiến hành chọc kim, hoặc nếu bạn vốn có cơ địa dị ứng với thuốc gây tê phụ nữ sử dụng thuốc làm loãng máu cũng không thể dùng biện pháp giảm đau này.

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:36 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:20 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:41 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:56 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:53 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới