Liệu bạn có biết những chỉ số trên kem chống nắng nói lên điều gì?

Thứ sáu, 22:01:10 09/11/2018
Kem chống nắng là sản phẩm có chứa nhiều thành phần giúp ngăn chặn tia cực tím (UV) - bức xạ của mặt trời ảnh hưởng đến da. Để có thể lựa chọn các loại kem chống nắng phù hợp, cần phải biết các chỉ số ghi trên nhãn hiệu, bao bì.

Hai loại bức xạ tia cực tím UVB và UVA

Tia UVB (bức xạ tia cực tím bước sóng ngắn)

UVB là nguyên nhân chính của gây cháy da và rám nắng, làm hư hỏng lớp biểu bì da và gây nguy cơ phát triển bệnh ung thư da.

Tia UVA (tia cực tím bước sóng dài)

UVA tâm nhập vào da sâu hơn UVB, gây lão hóa da và nhăn da. UVA có thể gián tiếp gây đột biến DNA và ung thư da.

Nằm dài trên bãi biển phơi nắng mùa hè còn gì thú vị hơn

Nằm dài trên bãi biển phơi nắng mùa hè còn gì thú vị hơn

Các chỉ số trên kem chống nắng:

PA

Chỉ số PA được viết tắt bởi PFA (Protection Factor of UVA) là thước đo khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA. Chỉ số PA được phân chia thành 3 mức là PA+, PA++ và PA+++.

PA+: Bảo vệ da khỏi bức xạ UVA ở mức độ thấp đến trung bình (40-50)

PA++: Bảo vệ da tốt hơn khỏi các tia UVA ở mức độ trung bình (60-70%).

PA+++: Bảo vệ da khỏi UVA hiệu quả nhất (90%).

Ngoài ra, trên các sản phẩm thường ghi sunscreen và sunblock, đây chính là 2 loại kem chống nắng:

Sunscreen: Là loại chỉ có tác dụng hấp thụ một số tia cực tím và vẫn hấp thụ một phần các tia này để da không bị thiếu vitamin D. Nhiều thành phần trong sunscreen (avobenzone, avobenzone, oxymethyl cinemate,…) có thể gây kích ứng mắt hoặc da.

Sunblock: Là loại có hiệu quả cao trong việc bảo vệ chống lại hầu hết tất cả các tia cực tím. Các thành phần được liệt kê trong kem chống nắng sunblock là oxybenzone, salicylate octyl, hoặc octyl methoxycinnamate.

Một nhược điểm lớn của các thành phần này là bị phá vỡ sau vài giờ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Do đó, bạn cần phải tiếp tục sử dụng.

SPF (Sun protection factor)

Chỉ số SPF là thước đo thời gian kem chống nắng bảo vệ làn da khỏi tia UVB, loại bức xạ gây cháy da, rám nắng và có thể dẫn đến ung thư da

Theo quy ước quốc tế, cứ 1 SPF thì có khả năng bảo vệ da ngăn chặn tác hại của tia UV trong khoảng 10-15 phút. Nếu da bạn bị cháy sau 10 phút tiếp xúc ánh nắng mặt trời áp dụng kem chống nắng SPF 15 sẽ cho phép da bạn tiếp xúc dưới ánh mặt trời mà không bị cháy trong khoảng 150 phút.

Tuy nhiên, đây chỉ là ước tính tương đối, mức độ bảo vệ da của kem chống nắng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Hiểu lầm về chỉ số SPF

Theo quy ước thì chỉ số SPF càng cao, thời gian bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời càng lâu hơn. Do đó, nhiều người lầm tưởng rằng, sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF cao khi ra ngoài với thời tiết nắng nóng, da sẽ được bảo vệ tốt nhất.

Chẳng hạn, sử dụng SPF 30 thì thời gian bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời lâu hơn gấp 2 lần khi sử dụng SPF 15. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy.

SPF 15 có thể lọc 93% tia UVB, tương tự với SPF 30 là 97% và SPF 50 là 98%. Như vậy, kem chống nắng SPF 30 chỉ cho phép bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời nhiều hơn 4% so với kem chống nắng SPF 15. Sự chênh lệch là không đáng kể.

Hiệu quả của kem chống nắng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại da, cường độ của ánh sáng mặt trời và lượng kem chống nắng sử dụng.

Ngoài ra, kem chống nắng có chỉ số SPF càng cao, rủi ro sức khỏe càng lớn. Thời gian kem chống nắng lưu trên da lâu sẽ kết hợp với mồ hôi tạo ra các phản ứng, có thể gây tổn thương da, biến màu da. Tàn nhang đồi mồi sẽ xuất hiện nhiều hơn.

Một số thành phần trong kem chống nắng có chỉ số SPF cao có thể gây rủi ro sức khỏe khi chúng xâm nhập vào da, gây tổn thương mô và hoóc-môn và các phản ứng dị ứng

Vì vậy, nếu sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF cao và để da tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian vượt quá khả năng bảo vệ của các loại kem chống nắng thì hậu quả là làn da có thể bị cháy nắng do hấp thụ tia UVB và khả năng hấp thu tia UVA cực hại nhiều hơn.

Để bảo vệ tốt nhất, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng kem chống nắng SPF tối thiểu là 15, áp dụng đúng liều lượng (2mg/cm2 bề mặt da) và sử dụng theo chu kì 2 giờ mỗi lần.

Nguyễn Tuyết Anh

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:36 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:22 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:41 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:58 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:49 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới