Uống rượu mà không sợ say bằng mẹo cực hay ít người biết

Thứ năm, 15:41:06 19/07/2018
Đừng bao giờ trộn lẫn các đồ uống với nhau vì nó có khả năng làm tăng hấp thụ chất cồn, khi đó bạn sẽ nhanh chóng ‘ngã gục’.

‘Quá chén’ không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn dễ khiến người ta không kiểm soát được hành vi và để lại hậu quả không đáng có. Bởi vậy, việc phòng ngừa tình trạng say rượu sẽ tốt so với việc đi giải quyết và khắc phục ‘tàn dư’ của nó.

Nếu bạn không thể từ chối được các cuộc vui thì hãy cứ vui vẻ nhận lời. Chỉ có điều, hãy bỏ túi một vài bí kíp vô cùng đơn giản sau để hạn chế một cách tối đa tình trạng say xỉn khi trở về nhà.

1. Ăn lót dạ: Đừng nạp cồn vào cơ thể với dạ dày trống rỗng. Tốt nhất hãy lót dạ bằng một chén cơm, hoặc ăn đồ ăn có chất béo, những thực phẩm chứa carbohydrate như: bơ sữa gan Ăn thêm hoa quả giàu vitamin B như dưa đỏ, súp lơ cà rốt lạc và rau xanh đậm. Đồ ăn chứa chất béo giúp làm giảm quá trình hấp thụ chất có cồn vào cơ thể và giảm sự khó chịu của dạ dày Thức ăn nhiều carbohydrate giúp hạ đường huyết và giảm buồn nôn

2. Đừng quên uống nước trước, trong, sau cuộc nhậu: Khi đưa vào cơ thể các thức uống có cồn bạn sẽ có nhu cầu tiểu tiện nhiều hơn. Khi bị thiếu nước, các bộ phận có trong cơ thể có xu hướng lấy nước từ não, điều này khiến não bị teo, gây ra hiện tượng đau đầu

3. Hãy uống chậm: Uống nhanh làm cho gan không kịp làm việc, chất cồn sẽ không được bài tiết ra ngoài mà thấm vào trong máu khiến bạn dễ say hơn.

4. Đừng dại dột uống cà phê để chữa hoặc chống say: Hỗn hợp rượu - cà phê gây ra hiện tượng 'tỉnh giả', ảnh hưởng đến giấc ngủ và khiến bạn kiệt quệ vào ngày hôm sau.

5. Không lẫn đồ uống có cồn: Việc này khiến cơ thể phải hấp thụ chất cồn nhiều hơn, khi đó bạn sẽ nhanh chóng ‘ngã gục’.

6. Tuyệt đối không dùng chất chống say, chống nôn: Một số người dùng thuốc aspirin vì nó có thể ức chế sản sinh ra prostaglandin- 1 (chất có thể gây nên tình trạng say). Tuy nhiên Acetaminophen có trong aspirin sẽ làm hại gan đặc biệt là khi kết hợp với đồ uống có cồn.

Cuối cùng, nên nhớ mỗi người có mức độ phản ứng khác nhau với thức uống có cồn. Chỉ có bạn mới có thể biết ngưỡng an toàn của bản thân. Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi vượt quá giới hạn này nhé.

Trần Thị Nhung

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:36 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:21 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:45 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:58 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:51 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới