Mách nước cho bạn cách xử lý ngộ độc thực phẩm ngay tại nhà

Thứ bảy, 19:33:11 20/10/2018
Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi là ngộ độc thức ăn thường xảy ra sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị ôi thiu... Từ đó có thể thấy nguyên nhân chính gây ngộ độc thức ăn là ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Vậy, khi bị ngộ thực phẩm tại nhà thì xử lý như thế nào?

Cách xử lý ngộ độc thực phẩm ngay tại nhà

Ngộ độc thực phẩm có thể chia làm 2 loại là ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính Biểu hiện đầu tiên của ngộ độc cấp tính là mệt mỏi hoa Mắt chóng mặt buồn nôn đau bụng đi ngoài… Nếu ở thể mãn tính các chất độc đã đi vào các bộ phận cơ thể gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất về lâu dài sẽ dẫn đến ung thưcác bệnh tật nguy hiểm khác.

Và chẳng may bạn hay người thân bị ngộ độc thực phẩm thì hãy lưu ý những cách xử lý ngộ độc thực phẩm dưới đây nhé:

Bạn hoàn toàn có thể xử lý ngộ độc thực phẩm ngay tại nhà

Bạn hoàn toàn có thể xử lý ngộ độc thực phẩm ngay tại nhà

1. Trường hợp ngộ độc thực phẩm sau khi ăn xảy ra trước 6h.      

Cần làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết thức ăn đã ăn vào. Có thể gây nôn bằng cách: Dùng lông gà ngoáy họng uống nước mùn thớt, uống nước muối (2 thìa canh muối pha với 1 cốc nước ấm) hoặc uống đầy nước rồi móc họng để kích thích gây nôn.

Lưu ý: Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ. Phải để trẻ nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Không để trẻ nằm ngửa và nôn vì như vậy có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi và rất dễ dẫn đến tử vong Trong quá trình gây nôn, phải luôn phải khăn để lau chùi. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra rồi dùng khăn mềm lau sạch miệng trẻ.

Gây nôn cho trẻ nếu như bị ngộ độc thực phẩm trước 6h

Gây nôn cho trẻ nếu như bị ngộ độc thực phẩm trước 6h

2. Trường hợp ngộ độc thực phẩm sau khi ăn xảy ra sau 6h.

Lúc này chất độc đã bị hấp thu một phần vào cơ thể, thì cần xử trí bằng cách:

+ Dùng chất trung hòa: Nếu người bị ngộ độc do những chất acid có thể dùng những chất kiềm chủ yếu như: Nước xà phòng 1%, nước magie oxit 4%, cứ cách 5 phút cho người bệnh uống 15ml. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng thuốc muối để tránh hình thành C­­O2 làm thủng dạ dày cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày. Nếu người bị ngộ độc do chất kiềm thì cho uống dung dịch acid nhẹ như: Dấm, nước quả chua...

+ Dùng chất bảo vệ niêm mạc dạ dày như: Dùng bột mì bột gạo sữa lòng trắng trứng gà, nước cháo... để ngăn cản sự hấp thu của dạ dày ruột đối với chất độc.

Có thể dùng bột mì để ngăn cản sự hấp thu của dạ dày đối với chất độc

Có thể dùng bột mì để ngăn cản sự hấp thu của dạ dày đối với chất độc

+ Dùng chất kết tủa: Nếu bị ngộ độc kim loại (chì thủy ngân ) có thể dùng lòng trắng trứng sữa hoặc 4 – 10g natri sunfat.

+ Dùng chất giải độc: Với người bị ngộ độc kim loại nặng, axit... có thể uống kết hợp với chất độc thành chất không độc như: uống hỗn hợp than bột, magie oxit.

Trên đây là một số cách xử lý ngộ độc thực phẩm mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn bạn cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để có giải pháp kịp thời tránh nguy hiểm đến người bệnh.

Thủy Ngân

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:43 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:18 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:44 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:56 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:52 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới