Mẹo nhận biết măng khô chứa lưu huỳnh và chọn măng ngon cho ngày Tết

Thứ Hai, 09:10:05 04/02/2019
Để chọn măng khô ngon, người ta dựa vào nhiều yếu tố như màu sắc, mùi vị và đôi khi là cả thương hiệu...

Măng khô là thực phẩm quen thuộc đối với các gia đình ở Việt Nam. Từ măng khô, chúng ta có thể chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn như canh măng chân giò, măng nấu vịt, măng khô nấu xườn… Măng khô thường có 4 loại: Măng trúc, măng nứa, măng vầu, măng lưỡi lợn.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội măng là thực phẩm có chứa chất axit cyanhydric là một chất độc tự nhiên. Trong nhiều trường hợp ăn măng sống có thể gây ra tử vong Song thực chất, nếu biết cách sơ chế thì có thể sử dụng măng bình thường.

Măng được chia làm 2 loại là măng khô và măng tươi. Đối với măng tươi người ta có thể ăn măng luộc hoặc măng đã qua sơ chế bằng cách muối chua. Trong quá trình muối chua thì axit cyanhydric sẽ được hòa tan và đảm bảo an toàn khi ăn. Còn với măng tươi, trước khi ăn nếu măng được ngâm trong nước hoặc luộc qua sẽ loại bỏ được chất độc hại.

Với măng khô, trước khi được bày bán ra ngoài thị trường măng sẽ được ngâm nước và phơi khô nhằm giúp măng ngon hơn và không còn vị đắng. Để măng không bị mốc người ta sẽ sử dụng biện pháp xông qua lưu huỳnh (SO2).

Một điều mà PGS.TS Thịnh nhấn mạnh là thời gian qua rất nhiều người tiêu dùng, thậm chí là giới truyền thông cho rằng việc sử dụng măng khô xông lưu huỳnh sẽ gây nhiều tác hại song thực chất lại không hoàn toàn là như vậy. Nguyên nhân là trước khi chúng ta ăn, măng đã được xử lý qua khâu sơ chế bằng cách ngâm nước hoặc luộc kỹ. Trong quá trình luộc chín, chất lưu huỳnh sẽ bị bay hơi hết và không nhiễm vào cơ thể để gây ra độc hại. Với những trường hợp măng khô xông lưu huỳnh quá mức 20mg/kg sản phẩm sẽ gây mùi khét đặc trưng và người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết và tránh mua sản phẩm.

Theo PGS.TS Duy Thịnh, nên xét chất độc hại trong từng thời điểm cụ thể của thực phẩm Nếu sau khi chế biến chất độc hại vẫn còn lưu trữ trong thực phẩm thì mới gây ra nguy hiểm. Còn khi đã qua chế biến, chất độc hại không còn nữa thì chúng ta có thể sử dụng thực phẩm.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của WHO, hàm lượng lưu huỳnh không nên vượt quá 20mg cho một kg sản phẩm. Nếu người tiêu dùng sử dụng thực phẩm có chứa chất lưu huỳnh có nồng độ cao, lâu dài mà không biết sẽ gây tổn thương về thần kinh, thay đổi hành vi; ảnh hưởng hệ tuần hoàn chức năng tim mạch, tổn thương mắt, giảm thị lực, ảnh hưởng chức năng sinh sản hệ miễn dịch tuyến nội tiết ảnh hưởng đến sự phát triển của não... có thể gây tổn thương cho phổi, mắt thậm chí còn gây nhiễm độc máu, suy thận…

Măng khô là thực phẩm quen thuộc đối với các gia đình ở Việt Nam.

Măng khô là thực phẩm quen thuộc đối với các gia đình ở Việt Nam.

Vậy, làm thế nào để nhận biết măng khô an toàn cho ngày Tết?

Cách nhận biết măng không đảm bảo an toàn thực phẩm

- Măng sấy bằng lưu huỳnh sẽ có mùi khét đặc trưng của măng ngâm lưu huỳnh khi ngửi sẽ có mùi SO2 rất đặc trưng SO2 (mùi diêm sinh).

- Măng ngâm hóa chất thường có độ bóng, trông bắt mắt, không bao giờ bị ẩm mốc.

- Không nên mua măng có màu sắc khác thường.

- Hạn chế mua măng chua trái mùa thu hoạch thông thường.

- Chỉ nên mua măng khô được bảo quản trong túi nilon có nhãn mác, có địa chỉ, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Cách lựa chọn măng đảm bảo an toàn

Để chọn măng khô ngon, người ta dựa vào nhiều yếu tố như màu sắc, mùi vị và đôi khi là cả thương hiệu.

Măng khô ngon là măng có màu vàng đất nhạt, còn lưu giữ mùi hương đặc trưng, có đường vân tỉ mỉ, bề thịt rộng dày, sờ vào không có cảm giác ẩm tay, có thể bẻ gãy được. Nên chọn măng búp có màu đều nhau, đốt ngắn, không có xơ.

Chọn những miếng măng có nhiều ngọn khi nấu sẽ mềm và ngon hơn phần gốc.

Nếu măng có mùi nồng nặc và khét là măng sấy lưu huỳnh, bạn tuyệt đối không nên ngậm hoặc nếm.

Chỉ nên mua măng khô được bảo quản trong túi nilon có nhãn mác, có địa chỉ, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Măng khô thường có 4 loại: Măng trúc, măng nứa, măng vầu, măng lưỡi lợn. Măng trúc nhỏ và nhọn đầu, ăn giòn ngọt. Măng nứa và măng vầu mềm thơm. Ba loại này thường được xào và nấu canh. Măng lưỡi lợn là loại măng củ, bổ miếng được sấy khô, khi nấu xắt miếng hình lưỡi lợn và thường được hầm với chân giò hoặc thịt heo.

Cách luộc măng khô

Rửa măng khô thật sạch để loại bỏ hết lớp chất bẩn và bụi bám trên măng. Sau đó, ngâm cho măng nở trong ít nhất là từ 5 đến 6 tiếng. Bạn cũng có thể ngâm măng qua đêm để khi nấu mềm đều hơn. Trong quá trình ngâm, cần thường xuyên thay nước ngâm để giúp lọc sạch vị đắng còn lại trong măng.

Sau khi ngâm xong, cho măng vào rổ, để măng ráo nước thì cho vào nồi nước và tiếp tục đun sôi cho đến khi măng mềm hoàn toàn. Nên để nồi măng sôi trong ít nhất là một giờ với lửa trung bình. Sau đó, tiếp tục gạn hết phần nước đã đun, cho thêm nước mới và đun trong khoảng một tiếng nữa để măng mềm đều. Trong quá trình đun, nếu thấy nồi măng cạn nước, phải châm thêm nước vào sao cho măng luôn phải ngập trong nước.

Khi măng đã chín mềm, vớt măng ra, cho vào rổ để ráo nước và đợi đến khi măng nguội hoàn toàn thì xé măng thành từng sợi mỏng, tiếp tục rửa lại bằng nước sạch. Lúc này, phần măng khô đã sẵn sàng cho việc chế biến các món ăn

Ngoài ra, nếu không sử dụng hết lượng măng khô đã luộc chín, bạn có thể cho chúng vào túi có khóa kéo vào bảo quản trong tủ lạnh. Thời hạn sử dụng măng khô trong trường hợp này là một tuần nếu để ở ngăn mát và khoảng hơn một tháng nếu cho vào ngăn đá.

Dùng nước vo gạo ngâm măng khô sẽ giúp chúng nhanh mềm và chín đều hơn khi luộc. Ngoài hình thức phơi khô, măng còn được muối chua.

Lưu ý:

- Nếu không sử dụng hết lượng măng khô đã luộc chín, bạn có thể cho chúng vào túi có khóa kéo vào bảo quản trong tủ lạnh. Thời hạn sử dụng măng khô trong trường hợp này là một tuần nếu để ở ngăn mát và khoảng hơn một tháng nếu cho vào ngăn đá.

- Dùng nước vo gạo ngâm măng khô sẽ giúp chúng nhanh mềm và chín đều hơn khi luộc.

- Ngoài hình thức phơi khô, măng còn được muối chua.

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:44 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:18 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:46 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:01 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:50 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới