Trẻ sơ sinh mọc nhiều nanh sữa phải làm sao? Bố mẹ cần chú ý cấc điều này nhé!

Thứ sáu, 09:10:08 23/11/2018
Nanh sữa là một hay nhiều đốm nhỏ màu trắng ở trên lợi hoặc vòm miệng của trẻ sơ sinh.

Thưa bác sĩ, bé nhà em được hơn 1 tháng thì mọc rất nhiều nanh sữa ở lợi hàm trên. Mọi người đều bảo bé mọc quá nhiều so với trẻ khác. Nhưng bé vẫn ăn ngủ bình thường thì có vấn đề gì không ạ?

BS. Nguyễn Thị Hòa-Bác sĩ đa khoa-Bệnh viện đa khoa Đống Đa:

Chào bạn!

Nanh sữa là hiện tượng khá thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 0-3 tháng tuổi, là một tổn thương lành tính, ít gây biến chứng và phần lớn tự biến mất sau 2 tuần đến 5 tháng. Trẻ mọc nanh sữa thường quấy khóc biếng ăn làm cho cha mẹ lo lắng.

Nanh sữa là một hay nhiều đốm nhỏ màu trắng ở trên lợi hoặc vòm miệng của trẻ sơ sinh Hiện nay, nhiều người vẫn nhầm tưởng nanh sữa là biểu hiện của tình trạng thừa canxi hoặc do vết đóng cặn của sữa do việc vệ sinh răng miệng trẻ không tốt.

Nanh sữa là nang lợi ở trẻ sơ sinh hay nang lá răng là một loại tổn thương lành tính hay gặp của niêm mạc miệng trong thời gian ngắn ở trẻ sơ sinh Biểu hiện là một hay nhiều nốt màu trắng hoặc vàng nhạt nằm nông ngay dưới bề mặt niêm mạc lợi hoặc vòm miệng của trẻ. Kích thước các nang to nhỏ khác nhau từ một vài milimet và có thể tới một centimet.

Thông thường nanh sữa ít gây đau cho trẻ và thường tự vỡ rồi biến mất trong khoảng 2 tuần (do vậy các bà mẹ hay bỏ qua). Tuy nhiên có trường hợp nanh sữa tồn tại đến 5 tháng mà cũng không gây ảnh hưởng gì cho trẻ cả. Đa số các trường hợp nanh sữa không gây đau đớn, khó chịu gì nhiều cho trẻ. Tuy nhiên có một số trẻ quấy khóc, bỏ bú có thể là do nanh sữa bị nhiễm khuẩn gây sưng đau khi chạm phải.

Nanh bị nhiễm khuẩn vẫn có màu trắng bình thường nhưng niêm mạc lợi xung quanh rìa đốm trắng có màu đỏ, sưng hoặc có thể có loét, trẻ có thể sốt nhẹ. Khi bé có nanh sữa, bạn không nên quá lo lắng.

Nếu nanh sữa không ảnh hưởng, không làm cho bé khó chịu, không sốt, không quấy khóc hoặc bỏ bú thì chỉ cần vệ sinh răng miệng cho bé thật tốt và theo dõi. Bình thường nanh sẽ tự biến mất sau 1-2 tuần. Nếu bé có các dấu hiệu khó chịu vừa kể ở trên, bạn có thể đưa bé đi khám Bác sĩ nha khoa để chích (nhể) nanh.

Đây là một thủ thuật đơn giản cần thao tác nhanh và chính xác để tránh chảy máu và tổn thương xung quanh. Sau khi chích, niêm mạc lợi sẽ tự liền sau 1-2 ngày.

Chúc bạn và bé sức khỏe

Đỗ Thị Hân

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:40 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:26 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:45 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:59 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:50 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới