Hiểm họa nhiễm độc chì từ những đồ chơi dành cho trẻ em

Thứ tư, 10:11:06 28/11/2018
Với các gia đình có con nhỏ, trong rổ đồ chơi của con không thể thiếu những món đồ chơi bằng nhựa và màu nước. Thế nhưng không mấy ai biết, khi trẻ tiếp xúc với các đồ chơi này, nguy cơ nhiễm độc chì rất cao.

Hiện nay, nhiều phụ huynh thường chủ quan không tìm hiểu kỹ chất lượng và nguồn gốc khi lựa chọn đồ chơi cho con. Nhiều đồ chơi có dùng sơn chứa hàm lượng chì cao đang lưu hành trên thị trường. Ở nhiều quốc gia, đã có nhiều nơi, đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc bị thu hồi vì chứa độc tố chì nguy hiểm với hàm lượng cao. Mặc dù bị tẩy chay dữ dội ở các nước phương Tây nhưng đa phần các loại đồ chơi này lại đang được bày bán trên khắp thị trường nước ta, vì vậy, mỗi người phải chú ý đến tác hại của chì trong đồ chơi cho trẻ em.

Tô tượng là một trò chơi phổ biến hiện nay của trẻ em ở tất cả các thành phố, được rất nhiều trẻ thích thú. Nhiều người đánh giá đây là trò chơi tuyệt vời để giúp trẻ em phát triển trí tuệ và tăng khả năng cảm nhận nghệ thuật. Nhưng mới đây, Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã đưa ra cảnh báo về nhiều loại sơn màu nước dùng trong tô tượng, vẽ tranh… có chứa hàm lượng chì độc hại vượt mức cho phép. Tại nước ta, đa phần sơn màu nước sử dụng để tô tượng có mặt trên thị trường đều là hàng trôi nổi từ Trung Quốc và không nằm trong danh mục bắt buộc kiểm tra chất lượng. Vì vậy, trẻ em đang đứng trước nguy cơ nhiễm độc chì từ sơn màu nước rất cao.

Chì là một kim loại có màu trắng xanh, trông rất bắt mắt, lại dễ kết hợp với các chất khác trong việc tạo màu, do đó được sử dụng như một thành phần không thể thiếu trong công nghiệp tạo màu. Nguy hiểm hơn, sơn màu Trung Quốc đang tràn ngập thị trường nước ta, trong thành phần đều có chứa nhiều kim loại độc hại, trong đó có chì. Giá của mỗi bộ gồm 6 màu khác nhau chỉ dao động từ 35.000 - 150.000 đồng. Chúng có rất nhiều màu sắc sặc sỡ nên dễ thu hút trẻ. Thế nhưng, đa phần khi mua sơn màu nước cho con hoặc đưa con đi tô tượng, các phụ huynh đều rất ít quan tâm tới nguồn gốc và tính độc hại của sơn màu nước.

Nhiều chuyên gia cho biết, một số phụ gia thường dùng trong màu nước như propylene glycol và các glycol ethers có khả năng gây dị ứng hoặc hen suyễn.

Các bột màu sử dụng trong màu nước có nguồn gốc hữu cơ hoặc vô cơ. Thành phần bột màu vô cơ có nguồn gốc là các oxide hoặc muối kim loại, được sử dụng chủ yếu cho sơn nói chung và màu nước nói riêng. Đây là thành phần gây nhiều nguy cơ cho sức khỏe vì có thể chứa các kim loại độc hại như chì dễ gây nhiễm độc. Một nguy cơ khác, dù rất hiếm, khiến các em bị ngộ độc các thành phần có trong màu sơn là do hít phải bột màu (một số màu nước được tạo ra bằng cách pha bột màu trong nước). Khi đó, ngoài việc có thể bị nhiễm độc, trẻ em còn có nguy cơ bị các bệnh phổiđường hô hấp

Đối với trẻ em hệ miễn dịch kém sức đề kháng yếu nên rất dễ bị nhiễm độc chì Trẻ em có mức độ hấp thụ chì nhanh và cao gấp 5 lần người lớn. Trẻ dưới 6 tuổi dễ ngộ độc chì nhất. Việc nhiễm chì từ màu nước thường xảy ra do trẻ dùng tay có dính màu nước cầm đồ ăn đưa vào miệng, tạo điều kiện đưa kim loại chì vào trong cơ thể. Bên cạnh đó, cũng có một vài trẻ em bị ngộ độc các thành phần có trong màu sơn là do hít phải bột màu. Khi chì xâm nhập cơ thể sẽ tích lũy trong các mô nhiều mỡ như não gan thận hoặc mô nhiều sừng như da, lông tóc móng, trong xương và máu. Chì gây tổn thương não vĩnh viễn khi bị ngộ độc mạn tính (liều lượng nhỏ nhưng liên tục) hoặc chết người nếu ngộ độc muối chì hữu cơ có liều lượng lớn.

Dấu hiệu nhiễm độc chì cấp tính: Sau khi trẻ nuốt phải lượng lớn muối chì sẽ xuất hiện một số dấu hiệu ngộ độc cấp như rát miệng, nôn đau bụng đi tiêu phân đen sau đó táo bón có thể bị vô niệu do thận bị tổn thương, tăng urê huyết...; Bên cạnh đó, trẻ bị nhiễm độc chì còn gặp các vấn đề như thiếu máu đau bụng ngủ lịm từng lúc, ít chơi mệt mỏi vô cảm, chậm phát triển hệ thần kinh có thể khó thở rối loạn vận động co giật hôn mê do tổn thương não...

Nhiễm chì càng nặng thì trẻ càng kém thông minh. Ngoài ra, chì còn làm giảm yếu tố tạo xương, giảm chiều cao Nếu trẻ nhiễm độc chì cao có thể gây ra ung thư thậm chí là tử vong Mặc dù có thể loại bỏ chì bằng phương pháp y khoa, tuy nhiên, các tổn thương do chì gây ra khó có thể phục hồi lại.

Các cơ quan quản lý chức năng cần thường xuyên kiểm tra về các tiêu chuẩn không được chứa chất gây độc hại (trong đó có chì) quá giới hạn cho phép trong đồ dùng sinh hoạt đang lưu hành (như cốc thủy tinh, chén bát nhựa hoặc gốm sứ, các loại đũa sơn, đồ chơi trẻ em... in hình màu mè sặc sỡ). Riêng cha mẹ cần nâng cao ý thức bảo vệ trẻ không bị nhiễm độc chì từ việc lựa chọn đồ chơi cho trẻ. Tốt nhất không chọn đồ chơi sơn phủ màu sắc sặc sỡ, lòe loẹt và không dùng vật dụng trong ăn uống có sơn màu sắc sặc sỡ, không cho trẻ ngậm đồ chơi, pin, bút chì...

Phạm Trung Hiếu

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:43 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:20 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:44 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:56 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:54 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới