Hoa sen- Thần dược dân gian bạn đã biết đến các tác dụng của nó hay chưa

Thứ bảy, 19:08:13 17/11/2018
Hoa sen được mệnh danh là quốc hoa của Việt Nam và là biểu tượng của sự tinh khiết trong phật giáo và trong truyền thống của đạo Hindu. Tuy nhiên, khoa học nghiên cứu về tác dụng y học của hoa sen và các sản phẩm của sen mới chỉ được tiến hành trong thời gian gần đây.

Những tác dụng phổ biến của hoa sen và các sản phẩm từ sen có thể kể đến:

1. Làm dịu dạ dày

Một trong những tác dụng phổ biến nhất của hoa sen được dùng trong y học cổ truyền Trung Hoa là để làm dịu dạ dày Ngâm hạt sen trong nước ấm trong vài giờ và sau đó thêm đường để vừa ăn. Tuy nhiên, với những người bị tiêu chảy không nên áp dụng cách này.

2. Giảm bớt mất ngủ

Bài thuốc dân gian đươc biết đến từ lâu là uống trà tâm sen hoặc nấu chè hạt sen có tác dụng an thần trấn kinh giúp bạn có dễ ngủ hơn và ngủ sâu giấc hơn.

3. Giảm lượng đường huyết và cholesterol

Củ sen chứa cả chất xơ và carbohydrate phức tạp. Hai thành phần này phối hợp với nhau sẽ có tác dụng kiểm soát lượng cholesterolđường huyết giúp bạn duy trì quá trình tiêu hóa chậm và ổn định.

4. Giảm viêm

Tình trạng viêm thường đi kèm với cảm giác nóng. Đó là một tác dụng phụ không thoải mái hoặc là triệu chứng của một số bệnh. Nguyên nhân có thể là do chấn thương, tiếp xúc với chất hóa học hoặc các tai nạn.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy hạt sen (của cả sen trắng và sen hồng) có thể làm giảm tình trạng viêm. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy hai loại polysaccaride trong hạt sen có hiệu quả chống viêm rất lớn và hứa hẹn sẽ là nền tảng của việc điều trị trong tương lai.

5. Củ sen giàu Vitamin C, kali

Củ sen chứa rất nhiều khoáng chất và chất dinh dưỡng như vitamin C, rất quan trọng cho chức năng hàng ngày của cơ thể. Một trong số các khoáng chất có trong củ sen là kali – chất giúp điều chỉnh huyết áp

Cách làm: Đun củ sen trong 10 phút và sau đó ăn trực tiếp để có thể hấp thu được các chất dinh dưỡng Củ sen cũng là một thành phần phổ biến trong nhiều món ăn của người châu Á và có thể được chuẩn bị trong các bữa ăn hàng ngày.

6. Trị mụn

Nếu bạn gặp vấn đề với mụn, hoa sen có thể sẽ giúp ích cho bạn bã nhờn là chất có dạng sáp và là nguyên nhân gây ra mụn do bã nhờn thường hình thành và làm tắc các lỗ chân lông của bạn. Thêm hoa sen vào trong trà xanh có thể làm giảm lượng bã nhờn được sản xuất ra, do đó có thể giảm mụn.

7. Làm dịu chu kỳ kinh nguyệt

Lá sen và chiết xuất củ sen được dùng trong y học cổ truyền Trung Hoa để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và ngưng việc chảy máu quá nhiều. Không có quá nhiều bằng chứng khoa học chứng minh cho điều này, nhưng một số người hành nghề y cho rằng uống nước rễ sen hoặc súp sen có thể tránh thiếu máu sau chu kỳ kinh nguyệt bởi nó có tác dụng tạo máu để thay thế cho lượng máu đã bị mất.

8. Trị ho

Áp dụng cách truyền thống đã được chứng minh bằng một số nghiên cứu sau: trộn bột hạt sen với mật ong để làm dịu cơn ho

9. Hoa sen có thể chữa ung thư không?

Một nghiên cứu tiến hành năm 2014 cho thấy neferine, một hợp chất hữu cơ chứa trong mầm của hạt sen, có thể tiêu diệt và làm cản trở quá trình di căn của các tế bào ung thư Điều này hứa hẹn cho những cách điều trị về ung thư mới trong tương lai.

Hoa sen là một biểu tượng đẹp trong cuộc sống Tác dụng của hoa sen không mới nhưng các bằng chứng khoa học về tác dụng của hoa sen vẫn đang được tiến hành nghiên cứu để khám phá thêm những tác dụng tuyệt vời của loại hoa này và tìm ra những cách mới để sử dụng.

Cân nhắc về việc thử dùng các thành phần của hoa sen hoặc dùng thực phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ hoa sen để có được những cách phòng bệnh, trị bệnh tự nhiên. Hãy đảm bảo rằng bạn đã hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng hoa sen cũng như các sản phẩm từ sen trong chế độ ăn hàng ngày hoặc phòng ngừa bệnh bởi nó có thể tương tác với nhiều loại thuốc và gây ra một số tác dụng không mong muốn. 

Đỗ Thị Hân

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:36 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:20 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:47 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:00 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:46 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới