Hapacol CS Night và một số thông tin về thuốc bạn nên chú ý

Thứ Hai, 14:01:06 22/10/2018
Hapacol CS Night có tác dụng điều trị các triệu chứng sốt, sổ mũi, sung huyết mũi do cảm cúm, cảm lạnh, viêm mũi dị ứng hiệu quả. Dưới đây là một số thông tin về thuốc bạn có thể tham khảo.

Hapacol CS Night và một số thông tin về thuốc

1. Công thức

Paracetamol .................................... 500 mg

Clorpheniramin maleat ........................ 2 mg

Phenylephrin HCl 5 mg

Tá dược vừa đủ 1 viên
(Tinh bột mì tinh bột biến tính, talc, aerosil, magnesi stearat, PVP K30, HPMC, plasdone S630, PEG 6000, titan dioxyd, màu erythrosine lake, màu blue lake, màu nhũ bạc).

Dạng bào chế: Viên nén bao phim.

Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên.

Hapacol CS Night có tác dụng điều trị các triệu chứng sốt, sổ mũi, sung huyết mũi

Hapacol CS Night có tác dụng điều trị các triệu chứng sốt, sổ mũi, sung huyết mũi 

2. Tính chất

Paracetamol là thuốc giảm đau - hạ sốt bằng cách tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, làm giảm đau bằng cách nâng ngưỡng chịu đau lên paracetamol hấp thu tốt qua đường tiêu hóa chuyển hóa ở gan thải trừ qua thận.

Clorpheniramin là một kháng histamin thông qua phong bế cạnh tranh các thụ thể H1 của các tế bào tác động; nhờ đó làm giảm sự tiết nước mũi và chất nhờn ở đường hô hấp trên.

Phenylephrin có tác dụng giống thần kinh giao cảm alpha 1, tác dụng trực tiếp lên các thụ thể alpha 1-adrenergic làm co mạch. Phenylephrin gây co mạch tại chỗ nên làm giảm sung huyết mũi và xoang do cảm lạnh

3. Chỉ định

Hapacol CS Night điều trị các triệu chứng sốt sổ mũi sung huyết mũi do cảm cúm cảm lạnh viêm mũi dị ứng

4. Chống chỉ định

Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc.

Suy gan thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase trẻ em dưới 12 tuổi.

Không dùng clorpheniramin cho người bệnh đang cơn hen cấp; người bệnh có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt; glocom góc hẹp; tắc cổ bàng quang; loét dạ dày chít, tắc môn vị - tá tràng; người cho con bú.

Không dùng Phenylephrin cho bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành nặng, tăng huyết áp nặng bệnh tim mạch cường giáp đang dùng hoặc đã dùng thuốc ức chế monoamine oxidase.

5. Thận trọng

Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của Paracetamol.

Bệnh nhân đang sử dụng các chất ức chế thụ thể beta-adrenergic.

Đối với thuốc chứa Paracetamol: Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).

Phụ nữ có thai và cho con bú: thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Lái xe và vận hàng máy móc: Người điều khiển phương tiện giao thông và sử dụng máy móc cần lưu ý về nguy cơ bị buồn ngủ khi dùng thuốc

6. Tương tác thuốc

Uống dài ngày liều cao Paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của Coumarin và dẫn chất Indandion.

Thuốc chống co giật (Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin), Isoniazid làm tăng độc tính trên gan của Paracetamol.

Các thuốc ức chế monoamin oxydase làm kéo dài và tăng tác dụng chống tiết acetylcholin của clorpheniramin.

Ethanol hoặc các thuốc an thần gây ngủ có thể tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của clorpheniramin.

Clorpheniramin ức chế chuyển hóa phenytoin và có thể dẫn đến ngộ độc phenytoin.

Thuốc ức chế MAO làm tăng tác dụng toàn thân của Phenylephrin.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng, Guanethidin, Atropin sulfat, Alcaloid nấm cựa gà dạng tiêm, Digitalis làm tăng tác dụng tăng huyết áp của Phenylephrin.

7. Tác dụng không mong muốn

Paracetamol hiếm khi gây tác dụng phụ nhưng đôi khi có gây dị ứng ban da, nôn buồn nôn Có thể gây suy gan (do hủy tế bào gan) khi dùng liều cao, kéo dài.

Clorpheniramin có thể gây tác dụng an thần rất khác nhau từ ngủ gà nhẹ đến ngủ sâu khô miệng chóng mặt và gây kích thích xảy ra khi điều trị ngắt quãng.

Gây khô miệng là một tác dụng phụ của thuốc

Gây khô miệng là một tác dụng phụ của thuốc

Phenylephrin có thể gây nhịp tim nhanh đánh trống ngực bồn chồn khó ngủ tăng huyết áp.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

8. Quá liều và cách xử trí

Ngộ độc do quá liều Paracetamol do dùng một liều độc duy nhất hoặc do uống lặp lại liều lớn paracetamol (7 5 - 10 g mỗi ngày, trong 1 - 2 ngày) hoặc do uống thuốc dài ngày. Biểu hiện của quá liều Paracetamol: buồn nôn nôn đau bụng triệu chứng xanh tím da niêm mạcmóng tay Điều trị gồm có súc rửa dạ dày; N - acetylcystein là thuốc giải độc hiệu quả nếu được bắt đầu trong vòng 10 - 12 giờ sau khi uống quá liều, vẫn đem lại lợi ích nếu được điều trị trong vòng 24 giờ.

Triệu chứng của quá liều Clorpheniramin: an thần, kích thích nghịch thường hệ thần kinh trung ương, loạn tâm thần, ngừng thở co giật và trụy tim mạch loạn nhịp. Cách xử trí: Điều trị triệu chứng và hỗ trợ chức năng sống, rửa dạ dày hoặc gây nôn bằng siro ipecacuanha, dùng than hoạt và thuốc tẩy để hạn chế hấp thu.

Triệu chứng quá liều của Phenylephrin: tăng huyết áp nhức đầu cơn co giật xuất huyết não đánh trống ngực Xử trí tăng huyết áp có thể khắc phục bằng cách dùng thuốc chẹn alpha - adrenergic.

9. Liều dùng và cách dùng

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên x 2 - 3 lần/ ngày. Khoảng cách giữa hai lần uống thuốc từ 4 - 6 giờ. Không uống quá 6 viên/ ngày.

Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sĩ.

Điều kiện bảo quản: Nơi khô, nhiệt độ không quá 30 độC.

Tiêu chuẩn: TCCS.

Nguyễn Linh

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:44 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:22 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:41 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:58 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:52 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới