Bệnh ung thư sớm hỏi thăm cả gia đình chỉ vì thói quen nhiều người mắc phải

Thứ tư, 14:27:06 22/07/2020

Sau mỗi bữa ăn, nhiều người vì lười biếng nên không muốn rửa bát ngay mà ngâm tất cả chúng vào trong bồn rửa. Nhưng đây là một thói quen vô cùng tai hại, là hình thức "nuôi dưỡng" vi khuẩn.

Bạn có biết rằng, những chiếc thớt bẩn, miếng giẻ rửa bát và ngay cả vòi nước, bồn rửa đều có thể là những "ổ vi khuẩn" cực kỳ lớn. Theo các nhà nghiên cứu của Đại học Arizona (Mỹ) trung bình một chiếc thớt bẩn có chứa lượng vi khuẩn gấp 200 lần so với bệ ngồi bồn cầu. Không những vậy, những chiếc tay cầm vòi nước trong nhà bếp cũng có thể chứa lượng vi khuẩn nhiều hơn 44 lần so với bồn cầu.

E.coli, Salmonella... là các vi khuẩn sinh sôi trong ống thoát nước, chúng dễ dàng bám vào bề mặt bồn rửa khi không khí tăng lên. Đặc biệt, mỗi cm vuông giẻ rửa bát cũng chứa tới 45 tỉ vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn E.coli do không được thay thế thường xuyên.

Đó là lý do tại sao việc ngâm bát đũa bẩn trong thời gian dài chắc chắn tồn tại rất nhiều rủi ro sức khỏe. Theo trang QQ (Trung Quốc), khoảng thời gian để vi khuẩn xâm nhập vào bát đĩa là từ 1 đến 4 tiếng sau khi ăn. Trong vòng 8-18 tiếng, vi khuẩn sẽ sinh sôi chóng mặt. Cứ sau 20 phút, vi khuẩn lại phân tách thành 8, như vậy 10 giờ sau số lượng vi khuẩn ở bát đĩa có thể phân tách thành hơn 1 tỷ con.

Các vi khuẩn nguy hiểm như Salmonella, Proteus, E.coli... có thể bị thôi nhiễm vào bát đũa. Nếu không làm sạch sớm và khử trùng đúng cách, nó sẽ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa. Theo thời gian, hệ tiêu hó sẽ phải chịu các tổn thương nghiêm trọng và cuối cùng tăng nguy cơ ung thư.

Chính vì vậy, lời khuyên của các chuyên gia đó là hãy làm sạch bát đũa ngay sau khi ăn xong, đừng để sự lười biếng gây bệnh cho bạn.

Khi rửa bát, cần lưu ý điều gì?

Rửa bát tưởng chừng là công việc quá đỗi quen thuộc với các bà nội trợ nhưng không phải ai cũng biết thực hiện nó đúng cách.

Đối với những loại bát đũa mới mua, bạn có thể cho chúng vào nồi và đun sôi trong 30 phút để khử trùng. Nếu là những bộ đồ ăn có mùi đặc biệt, hãy ngâm trong chúng giấm hoặc nước trà 30 phút để khử sạch mùi.

Tránh làm sạch đũa đã sử dụng với các chất tẩy rửa như baking soda hoặc axit citric để tránh làm hỏng chất liệu của chúng.

Không đặt bát đũa vừa rửa vào tủ đựng bát ngay, thay vào đó hãy lau chúng bằng khăn khô hoặc phơi khô dưới nắng để tránh nấm mốc phát triển, đặc biệt là nguy cơ sản sinh aflatoxin - loại nấm mốc có khả năng gây ung thư gan.

Các gia đình nên giặt sạch giẻ rửa bát, miếng bọt biển 1 lần/tuần và nên thay mới chúng thường xuyên để tránh vi khuẩn sinh sôi trong gian bếp. Ngoài ra, hãy lưu ý thay thế những chiếc thớt mới sau 6-8 tháng sử dụng.

Ngoài vấn đề làm sạch bát đũa, việc lựa chọn chất liệu cũng vô cùng cần thiết. Khi mua đũa, bạn nên chọn loại đũa tre, nhẵn, không sử dụng loại đũa được sơn tạo màu. Tránh sử dụng bát đũa nhựa kém chất lượng vì khi gặp nhiệt độ cao chúng sẽ thôi nhiễm ra những chất có hại cho sức khỏe.

Bích Diệp

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:42 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:18 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:44 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:56 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:45 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới