Tối kỵ kết hợp thuốc với nhân sâm - nếu không muốn rước bệnh vào người

Thứ Ba, 00:37:03 27/11/2018
Nhân sâm là loại thuốc bổ dưỡng của y học cổ truyền, được nhiều người luống tuổi sử dụng để tăng cường sức khỏe. Thế nhưng, những người luống tuổi cũng là đối tượng mắc nhiều bệnh mạn tính, phải dùng nhiều loại thuốc điều trị. Việc dùng kết hợp thuốc và nhân sâm có thể gây hậu quả rất xấu cho sức khỏe.

Những loại thuốc dưới đây đặc biệt tối kỵ khi dùng đồng thời cùng nhân sâm, có thể gây ra những hệ quả khôn lường:

Thuốc trị tăng huyết áp

Đa số bệnh nhân tăng huyết áp đều phải dùng thuốc đều đặn, lâu dài để kiểm soát huyết áp Việc vô tình dùng nhân sâm khi đang uống thuốc hạ áp sẽ khiến việc điều trị trở nên vô dụng. Sự kết hợp này sẽ gây ra tình trạng vô hiệu hóa tác dụng của thuốc hạ huyết áp Trong khi thuốc giúp hạ huyết áp thì nhân sâm lại làm tăng huyết áp của bệnh nhân. Hơn nữa, sử dụng dịch chiết nhân sâm sẽ làm tim co bóp khỏe hơn và mạnh hơn nên làm tăng huyết áp. Đồng thời, nhiều nghiên cứu cho thấy nhân sâm có tác dụng làm co mạch hệ thống mạch ngoại vi và đẩy huyết áp tăng lên rất cao. Vì vậy, việc kết hợp thuốc và nhân sâm về lâu dài có thể gia tăng biến chứng dẫn đến tăng huyết áp kịch phát và tăng huyết áp kháng trị ở bệnh nhân - điều này rất nguy hiểm. Người bệnh tăng huyết áp lưu ý không dùng nhân sâm ở cả dạng dịch chiết hay củ sâm khô.

Hơn nữa, trong sâm có một số chất có tác dụng chống phân giải chất béo như aspartic acid arginine Khi dùng sâm, quá trình tích mỡ ở một số cơ quan và thành mạch máu sẽ có thể gia tăng, như vậy có thể gây nguy hiểm đối với người bị tăng huyết áp và xơ mỡ động mạch

Thuốc điều trị bệnh đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường thường phải dùng thuốc kéo dài cũng là đối tượng chống chỉ định không được dùng nhân sâm. Do nhân sâm làm tăng chuyển hóa đường, tăng khả năng xâm nhập đường vào trong tế bào và dự trữ đường trong gan vì thế có tác dụng hạ đường máu rất mạnh. Vì vậy, nếu dùng đồng thời cả thuốc kiểm soát đường huyết và nhân sâm sẽ có tương tác làm tăng tác dụng hạ đường huyết dễ dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho người bệnh.

Sự kết hợp này sẽ gây ra tụt đường huyết mức độ nặng và có thể gây ra ngất tại chỗ. Biến chứng này thường xuất hiện sau khi dùng thuốc khoảng 1-2 giờ, thường gặp nhất ở bệnh nhân tiêm insulin dưới da. Nếu người bệnh đái tháo đường đã lỡ uống nhân sâm cùng lúc hoặc gần thời điểm uống thuốc hạ đường huyết thì cần đề phòng tình trạng tụt đường huyết, dễ dẫn đến ngất xỉu khi đang đi lại, gây té ngã, chấn thương…

Chảy máu bất thường do dùng thuốc chống đông máu và nhân sâm

Việc dùng các loại thuốc chống đông máu như aspirin ticlopidin, warfarin… là cần thiết cho người bệnh bị nhồi máu nãonhồi máu cơ tim để giải quyết tình trạng mạch máu bị hẹp lại hoặc bị bít tắc hoàn toàn do cục máu đông hình thành bất thường trong lòng mạch.

Nhân sâm cũng có tác dụng làm giảm khả năng kết dính của tiểu cầu ngăn hình thành các cục máu đông Do vậy, nếu kết hợp dùng cả thuốc chống đông máu và nhân sâm sẽ là sự cộng hưởng tác dụng giống như việc sử dụng thuốc chống đông máu liều cao không kiểm soát. Điều này rất nguy hiểm cho người sử dụng. Do tương tác cộng hưởng của thuốc cùng với nhân sâm gây ra, khiến bệnh nặng và phức tạp hơn. Người bệnh đang từ trạng thái có nguy cơ hình thành cục máu đông sẽ chuyển sang tình trạng ưa chảy máu và chỉ cần một va đập nhỏ cũng có thể gây tụ máu dưới da, rất khó tan hết. Vì vậy, để an toàn và đạt hiệu quả cao khi dùng thuốc chống đông máu, người bệnh đang điều trị đột quỵ não đột quỵ tim và bệnh nhân suy tim bệnh về van tim cũng không nên uống nhân sâm.

Thuốc tâm thần uống cùng nhân sâm tăng biến chứng thần kinh

Việc sử dụng các thuốc điều trị bệnh lý tâm thần có ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ, chỉ một tương tác nhỏ thôi cũng có thể tác động đến hệ tâm thần kinh. Trong nhóm thuốc điều trị bệnh tâm thần có vài loại thuốc đặc biệt không được dùng kết hợp cùng nhân sâm, đó là thuốc amitriptylin rất thông dụng trong điều trị chứng trầm cảm và thuốc clozapin điều trị bệnh tâm thần phân liệt. Khi kết hợp với nhân sâm, hai loại thuốc này có thể gây ra các biến chứng khó lường trên thần kinh. Do nhân sâm ức chế một số enzym chuyển hóa thuốc trong gan, khiến nồng độ thuốc tăng cao trong máu, gây ra tình trạng quá liều, thậm chí là nhiễm độc thuốc tâm thần.

Điều này đồng nghĩa với việc tăng các tác dụng phụ của thuốc, gây các biến chứng về thần kinh. Người bệnh có nguy cơ bị rối loạn vận động kiểu như Parkinson, tăng nguy cơ tử vong nếu như đang bị teo não hoặc co giật Bên cạnh đó là tác hại trên hệ thống tạo máu với biến cố giảm số lượng bạch cầu làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn

Ngoài ra, không nên dùng chung nhân sâm với các loại thuốc được chuyển hóa nhiều ở gan như thuốc trị lao, thuốc trị viêm gan Các thuốc lợi tiểu khi dùng với nhân sâm cũng bị làm giảm tác dụng sẽ gây ra tình trạng ứ nước trong cơ thể, khiến bệnh nhân bị phù nghiêm trọng. Người bệnh sau ghép tạng cũng không được dùng nhân sâm do nhân sâm làm giảm tác dụng của thuốc chống thải ghép, nên các phản ứng miễn dịch xảy ra lan tràn và tạng mới ghép vào sẽ bị thải bỏ.

Lời khuyên thầy thuốc

Những người bình thường không nên dùng nhân sâm bởi không có bệnh mà dùng sâm có thể làm tăng huyết áp, miệng khô lưỡi rát, đại tiện táo chảy máu mũi Phụ nữ mang thai không nên dùng nhân sâm vì có thể sinh ra một số chứng bệnh ở tỳ vị, trở nên phiền táo, trong miệng mọc mụn...  

Trẻ em cơ thể yếu, kém ăn, chậm phát triển về thể lựctinh thần có thể dùng nhân sâm, song không nên quá lạm dụng vì sẽ làm cho trẻ bị kích dục sớm. Ðồng thời, trong sâm có một số thành phần như panacen, panaquillon, panaxin, panax sapogenol... có thể gây ngộ độc. Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh cơ thể còn non yếu nên rất dễ trúng độc. Người thường xuyên bị đầy trướng bụng, căng tức đau bụng sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng nhân sâm.

Nguyễn Lương

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:44 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:20 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:45 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:00 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:51 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới