Những vật dụng có thể đưa ung thư tới gần bạn hơn!

Thứ tư, 13:43:03 08/08/2018
BPA là hóa chất được tìm thấy trong các lớp lót bên trong hộp. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, nó gây hại tới sức khỏe. Cách tốt nhất nên hạn chế sử dụng.

Căn bệnh ung thư ngày càng phổ biến, để tìm ra một nguyên nhân chính xác thật khó khăn. Nhưng những tác nhân gây ung thư có nhan nhản trong gia đình bạn…

Khói hương

Hiện nay, hầu như thị trường rất ưa chuộng loại hương cuốn tàn (loại hương thắp lên để, thân cuốn cong) vì nhiều người cho rằng, như vậy mới có lộc. Tuy nhiên, để có được loại hương cuốn tàn, nhà sản xuất đã phải tẩm hóa chất axít photphoric (H3PO4) để ngâm tăm hương.

 

Tăm sử dụng cật tre, sau khi chẻ nhỏ, sẽ ngâm trong hóa chất này một ngày, sau đó nhuộm màu (đỏ, xanh, vàng...) và phơi khô rồi mới cuốn bột mùn. Bột mùn được tạo thành từ mùn gỗ xay nhỏ, tẩm hương thơm hóa chất, thường là mùi trầm. Trước đây, người sản xuất sử dụng trầm để tạo mùi, nay do trầm khan hiếm và để hạ giá thành, người ta thay bằng hương trầm nhân tạo nên rất độc cho sức khỏe con người.

PGS.TS Trần Hữu Hoan, Viện Hóa học Công nghiệp cho biết, về nguyên lý khoa học, mùi thơm được tạo thành bởi những vòng benzen, vòng thơm này khi phát tán có khả năng bẻ gẫy cấu trúc tế bào (nguyên nhân gây ung thư). Khi đốt cháy, chất độc còn tác động lên bề mặt của đường hô hấp dẫn đến viêm hô hấp mạn tính.

Các nhà khoa học khuyến cáo, giống như khói thuốc lá và khói củi, khói hương có chứa các hoạt chất độc hại, chất đốt và các hợp chất hữu cơ như benzene, toluene, xylenes, aldehydes và polycyclic aromatic hydrocarbons có nguy cơ làm hại đến sức khỏe

Nước hoa xịt phòng

Trong một nghiên cứu năm 2012, các nhà khoa học Mỹ phát hiện ra rằng phthalates, một loại chất dẻo thường được sử dụng trong các sản phẩm có hương thơm tổng hợp là 'nhiên liệu' gây một số dạng ung thư vú khó điều trị. Trong nghiên cứu này, phthalates thúc đẩy các tế bào ung thư nhân lên nhanh hơn 3 lần và lan truyền nhanh gấp 2,5 lần so với các tế bào không tiếp xúc với phthalates. Giải pháp an toàn hơn là làm sạch nguồn gốc của mùi hôi, cũng có thể đổ rượu vodka vào bình xịt như một chất làm sạch không khí bởi nó không chứa chất phụ gia độc hại.

Sơn và vecni

Chất nguy hại nhất trong sơn là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC). Khi sơn được bôi lên bề mặt và khô dần, các chất hữu cơ bay hơi trong sơn thoát vào không khí và có thể tồn tại trong nhiều năm. Những người làm việc, sinh sống trong một khu vực vừa mới sơn có thể hít thở các hợp chất này, sinh ra một loạt vấn đề về sức khỏe như đau đầu chóng mặt và các triệu chứng cấp tính khác. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, VOC còn được biết đến như một tác nhân gây ung thư và góp phần làm suy giảm tầng ôzôn.

Dung dịch khử mùi nhà vệ sinh

Nhiều sản phẩm khử mùi nhà vệ sinh khá phổ biến hóa chất có tên gọi Dichlorobenzene. Dung môi khắc nghiệt này có thể gây ra hiện tượng dậy thì sớm ở con gái, một yếu tố nguy cơ ung thư vú cần tránh. Có một cách có thể khắc phục được điều này: Đổ một nửa chai giấm trắng vào bồn vệ sinh, để qua đêm rồi dùng bàn chải cọ vào buổi sáng.

Lò vi sóng

Lưu ý quan trọng nhất khi sử dụng lò vi sóng là không bao giờ để thực phẩm trong hộp nhựa không chịu được nhiệt, để khi nóng lên nó bị méo hoặc chảy nhựa ra. Khi đó, hoá chất có thể ngấm vào thức ăn. Bên cạnh đó, tránh quay thực phẩm để trong vỏ hộp sữa chua hoặc bao gói sử dụng một lần.

Thuốc trừ sâu

Các nghiên cứu đã phát hiện rằng hóa chất nông nghiệp có khả năng kích thích sự phát triển của tế bào ung thư vú hoặc gây ra các khối u vú trong các nghiên cứu động vật. Vì thế, một số loại thuốc trừ sâu được sử dụng trong trồng trọt được cảnh báo là chứa chất có thể gây ung thư cho con người. 'Tiêu chuẩn vàng' cho vấn đề này là sử dụng thực phẩm 'sạch', giảm thiểu thuốc trừ sâu có trong không khí và nguồn cung cấp nước.

Đồ ăn đóng hộp

BPA là hóa chất được tìm thấy trong các lớp lót bên trong hộp. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nó gây hại tới sức khỏe. Cách tốt nhất nên hạn chế sử dụng. 

Bao bì nhựa PVC để đựng, bảo quản thực phẩm

Nhựa PVC làm bao bì thực phẩm có chứa chất vinylchoride có khả năng gây ung thư và đã bị cấm sử dụng ở Châu Âu. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì loại nhựa này vẫn được sử dụng rộng rãi để làm hộp đựng bánh, thức ăn và màng bọc thực phẩm cực kỳ nguy hiểm.

   

Đĩa, tô đựng thức ăn nhanh như mì ăn liền, bún, nước uống dùng 1 lần, hộp đựng cơm đều làm từ nhựa PS (Polystyrene). Đây là loại nhựa vô cùng độc hại, nhất là khi đựng thực phẩm nóng, khi đó các chất hóa học độc hại có thể thôi nhiễm vào đồ ăn.

Vỏ chai nước bằng nhựa PET sử dụng nhiều lần

PET là loại nhựa có tính chống thấm cao sử dụng để làm vỏ chai nước khoáng nước giải khát Tuy nhiên, hầu hết mọi người có thói quen sử dụng lại loại vỏ chai này nhiều lần để đựng nước uống. Điều này là hoàn toàn không nên vì bề mặt nhựa PET có rất nhiều lỗ nhỏ giúp cho vi khuẩn có thể tích tụ gây nhiễm khuẩn hoặc lưu mùi khó chịu trong chai.

Tạ Thị Dung

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:42 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:23 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:47 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:55 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:51 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới