Vì sao cha mẹ lại không nên luyện ngủ cho trẻ nhỏ?

Thứ Hai, 14:45:03 13/08/2018
Các chuyên gia cho biết, khi cha mẹ khiến trẻ cảm thấy an toàn thì giấc ngủ sẽ đến tự nhiên chứ không phải vất vả luyện trẻ ngủ.

Cô đã từng nhận được những câu hỏi như thế này này từ các bà mẹ:

'Con tôi đã 2 tuổi và cháu nhất định không chịu ngủ trên chiếc giường riêng. Tôi nghĩ chúng tôi đã làm đủ mọi cách rồi.

Cách thứ nhất: Sau khi đã đọc sách cho con bé, chúng tôi đặt nó vào giường, rồi ra khỏi phòng và đóng cửa lại. Con bé bắt đầu khóc một cách ngoan cố, trèo ra khỏi giường rồi tiếp tục khóc cho đến khi trớ hay ho lên từng cơn.

Cách thứ 2: Tương tự như cách thứ nhất nhưng chúng tôi vẫn rời ra khỏi phòng mà không đóng cửa. Con bé ngay lập tức nhảy ra khỏi giường và chạy vào phòng của bố mẹ.

Cách thứ 3: Sau khi đặt con bé vào giường, chúng tôi ở lại với con và không cho phép con được ra khỏi giường. Lần này cháu vẫn khóc một cách ngoan cố cho đến khi lại trớ và ho lên từng cơn.

Cách thứ 4 và giải pháp lần này thành công một nửa: Tôi hoặc chồng tôi sẽ ở bên cạnh con cho đến khi bé chìm vào giấc ngủ Tầm 2h sáng, con bé sẽ lại thức giấc và chạy sang phòng ngủ với bố mẹ cho đến hết đêm.

Cách thứ 5 và là phương án cuối cùng: Chúng tôi để con bé ngủ với bố mẹ cả đêm.

Xin chuyên gia hãy giúp, có cách gì để luyện ngủ đêm cho bé thành công mà không cần đến quá nhiều nước mắt không?'

Chỉ cần bố mẹ bước ra khỏi phòng ngủ, trẻ sẽ sợ hãi và hoang mang (Ảnh: Internet)

Chỉ cần bố mẹ bước ra khỏi phòng ngủ, trẻ sẽ sợ hãi và hoang mang (Ảnh: Internet)

Và dưới đây là câu trả lời cũng như lời khuyên của chuyên gia:

Câu hỏi trên được gửi cho tôi trong một chương trình trò chuyện trực tiếp khoảng đôi tuần trước. Sau khi hỏi đôi ba câu hỏi, tôi nhận ra trẻ 2 tuổi đang được bố mẹ quan tâm suốt cả ngày. Câu trả lời của tôi là: 'Hãy cứ để con ngủ với bố mẹ'. Vài người đã bắt đầu nản, họ kêu lên: 'chẳng phải như thế sẽ làm mọi thứ tồi tệ hơn sao?', 'Như thế thì làm thế nào mà lũ trẻ có thể học cách tự đi ngủ được?', 'Điều này sẽ trở thành ác mộng mất thôi!', 'Việc ngủ chung với bố mẹ sẽ không thoải mái chút nào!'...

Vấn đề nằm ở chỗ: Mức độ lo lắng mà các bậc cha mẹ đang thể hiện ở đây rất nguy hiểm với trí não của trẻ và đó chính là vấn đề chính mà tôi quan tâm. Các bố mẹ đang có thói quen huấn luyện cho những đứa trẻ của mình. 'Luyện ngủ' và 'luyện đi vệ sinh' là hai khái niệm quen thuộc và phổ biến nhất mà bố mẹ thường phải đối mặt với lũ trẻ. Vì vậy đương nhiên mọi người sẽ phản ứng lại khi tôi nêu ra quan điểm ngược lại.

Bây giờ hãy để tôi làm rõ hơn.

Lũ trẻ đều được sinh ra và gắn liền với một người chăm sóc cho chúng. Chúng sẽ dựa vào người chăm sóc ấy hết năm này đến năm khác – lâu hơn rất nhiều so với mọi sinh vật còn bé nào trên trái đất này. Nếu không có người chăm sóc trách nhiệm ấy, chúng sẽ không thể tồn tại được một ngày và sẽ cô độc cả cuộc đời. Những đứa trẻ cần chúng ta và đầu óc của chúng cũng đã được gửi một thông điệp chắc chắn rằng chúng sẽ ở bên cạnh chúng ta.

Vì vậy, khi đứa trẻ 2 tuổi phải đối mặt với sự xa cách bố mẹ cả ngày khi nó đến lớp học buổi sáng, và rồi lại trải qua sự xa cách một lần nữa khi đến giờ ngủ, tâm trí non nớt của con bé ắt hẳn sẽ bị hoảng sợ. Và vì thế chính sự hoảng sợ này đã khiến chúng hết lần này đến lần khác muốn ở bên bố mẹ.

Chỉ cần bố mẹ bước ra khỏi phòng ngủ, đầu óc của chúng bắt đầu sợ hãi và hoang mang. Trớ hay những vấn đề hệ hô hấp là sự phản ứng của sự hoảng sợ. Có quá nhiều điều khiến cô bé xử lý không kịp. 'Tại sao mẹ lại rời bỏ mình?!' và cơ thể con bé bắt đầu làm những thứ để bù lại những gì đầu óc của nó không điều khiển được.

Những phản ứng này ở đứa trẻ 2 tuổi là sự đòi hỏi phải có hành động nhanh. Hãy nhớ rằng một đứa trẻ 2 tuổi trải nghiệm cảm xúc của nó một cách rất thực tế, nó không thể tự nói chuyện với bản thân nó về chính bản thân mình. Cô bé sẽ không thể nói, 'Ồ, Janie, cô bé ngu ngốc, bình tĩnh lại nào, mẹ chỉ là đi xuống tầng thôi mà'. Một đứa trẻ 2 tuổi chỉ làm chủ ngôn ngữ của nó, còn khả năng thể hiện cảm xúc của chính mình và điều khiển nó cần phải cả vài năm để thay đổi.

Hãy ở bên vỗ về con để con thấy yên tâm khi ngủ (Ảnh: Internet)

Hãy ở bên vỗ về con để con thấy yên tâm khi ngủ (Ảnh: Internet)

Vậy bạn nên làm gì?

Đầu tiên hãy chắc chắn rằng con bạn hoàn toàn khỏe mạnh và không có lí do sức khỏe nào khiến con bị như vậy. Ngoài ra, bạn phải giúp con bé thư giãn đầu óc. Vai trò của bố mẹ không phải là huấn luyện một đứa trẻ đi ngủ mà là khiến cho đứa trẻ cảm thấy an toàn và giấc ngủ sẽ tự nhiên đến. Có nên nói là chúng ta sẽ không cho phép lũ trẻ khóc khi ru chúng ngủ không? Tất nhiên là không. Đó là khoảng thời gian mà đứa trẻ phải đánh bại thói quen hàng ngày và ngủ mà không có ai bên cạnh.

Tuy nhiên khi đứa trẻ nôn trớ và trở nên quá khích, đó đã là dấu hiệu rằng tâm lý của chúng bắt đầu bất ổn. Một quan niệm mà tôi rất tâm đắc từ một nhà tâm lý tân tiến nhất Gordon Neufeld là: 'Không ai có thể phát triển toàn diện tiềm năng của mình trừ phi chúng ta thấy thực sự thư giãn'. Tôi biết rằng đó đã là quan niệm xưa rồi. Tôi biết rằng chúng ta đang sống trong cuộc sống mà chúng ta bị thúc giục và cả trừng phạt. Nhưng chúng ta phải tập trung vào sự liên kết với những đứa trẻ của mình.

Vì vậy: Hãy để con bạn ngủ trong phòng của bạn và rời đi sau đó. Nếu bạn không thể ngủ với con bé trên giường của bạn, hãy đứng dậy, âu yếm con và ru cho chúng ngủ trong phòng riêng bằng những câu chuyện và những cuốn sách. Nếu con bé thức dậy sau đó và muốn ở cùng bạn, thì hãy ở đó để giúp con cảm thấy thoải mái và được an ủi. Hãy ở bên cạnh con và cho nó biết rằng bạn là một món quà rất mạnh mẽ và vững chãi của con bé – kể cả khi bạn không thể luôn luôn ở bên cạnh – bạn sẽ giúp con bé tự tin hơn bằng sự gắn bó của mình. Và con bé sẽ dần dần tự đi ngủ được, chứ không phải theo cách mà bạn đang huấn luyện. Con bé sẽ ngủ với sự tự tin rằng bố mẹ sẽ luôn bên cạnh nó bằng mọi cách.

Cách xử lí này không phải là hoàn hảo và cũng không có cách nào hoàn hảo cả. Nhưng nó sẽ hữu ích hơn, nhẹ nhàng hơn, vui vẻ hơn và về lâu dài, đó là cách dễ dàng nhất dành cho ba mẹ.

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:45 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:25 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:43 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:58 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:52 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới