Tuyệt chiêu dạy con nhận biết mặt chữ không thể bỏ qua

Thứ Hai, 07:41:03 12/11/2018
Một số bí quyết dưới đây sẽ giúp các mẹ dạy con nhận biết mặt chữ vô cùng dễ dàng.

1. Chọn thời điểm khi bé đang thấy hứng thú

Khi con người cảm thấy hứng thú và tò mò với một thứ gì đó thì trí nhớ và khả năng hiểu biết của họ sẽ được đánh thức mạnh mẽ. Lúc đó, con người sẽ tiếp nhận những kiến thức và kỹ năng được truyền đạt tốt hơn, hiệu quả thu được tăng lên gấp bội.

Vì vậy, khi bạn mua cho con một món đồ chơi, hãy nhân lúc bé đang thích thú mà chỉ cho bé biết tên của món đồ chơi đó viết như thế nào, sau đó hãy mở rộng phạm vi bằng việc dạy bé nhận biết các chữ nằm trong trường từ vựng có liên quan. Ví dụ, hãy bắt đầu từ 'ngôi nhà', tiếp đến 'cửa', 'bàn', 'ghế'… Đồ chơi là những thứ bé hay tiếp xúc, nếu bạn kiên trì chỉ dạy, chắc chắn dần dần bé sẽ ghi nhớ được.

2. Dạy chữ thông qua tên người

Hãy viết tên các thành viên trong gia đình ra giấy và dạy bé đọc từng tên một. Có thể bắt đầu bằng việc viết các từ xưng hô trước, như 'bố', 'mẹ', 'bà'… rồi mới viết đến tên riêng, sau đó có thể tiếp tục bằng tên những người trong họ hàng hay những người bạn hàng xóm của bé. Cách này có thể tăng vốn từ vựng của trẻ nhanh chóng.

Dạy chữ thông qua tên người cũng là cách giúp trẻ nhận mặt chữ hiệu quả (Ảnh minh họa: Internet)

Dạy chữ thông qua tên người cũng là cách giúp trẻ nhận mặt chữ hiệu quả (Ảnh minh họa: Internet)

3. Dùng các thẻ từ vựng

Các thẻ từ vựng tiếng Anh đã quá quen thuộc với nhiều người. Bạn cũng có thể tự làm các thẻ từ vựng đơn giản tương tự như vậy cho bé, có thể có hoặc không có hình minh họa. Chú ý sử dụng nhiều màu sắc khác nhau cho các thẻ từ vựng, vì khoa học đã chứng minh màu sắc có thể tăng cường trí nhớ đến 50 %. Mỗi ngày chỉ cần cho bé làm quen với 2 - 3 thẻ là đủ. Khi bé đã nhận biết được kha khá, bạn có thể cùng bé chơi trò chơi, đọc một từ lên và thi xem ai tìm ra thẻ có từ đó nhanh nhất.

4. Trò chơi ghép chữ

Vẫn dùng những thẻ từ vựng đó, khi bé đã nhận biết được từng thẻ riêng biệt, bạn có thể dạy bé tạo thành từ mới bằng cách ghép các thẻ lại với nhau hoặc thêm các tiền tố và hậu tố. Ví dụ 'bóng' và 'đá' ghép lại với nhau thành 'bóng đá', nghĩa chỉ một môn thể thao rất được yêu thích. Hoặc khi cầm đến thẻ có chữ 'bút', hãy lấy các loại bút bi, bút chì trong nhà để minh họa và dạy thêm cho bé về các từ mới.

Phương pháp này không chỉ giúp trẻ nhận biết chữ mà còn làm phong phú thêm kỹ năng ngôn ngữ của trẻ, giúp các bé hiểu được mối liên hệ giữa các từ và sử dụng chúng một cách linh hoạt hơn trong khi nói.

Lưu ý: Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, từ 0 - 3 tuổi là thời kỳ 'hoàng kim' trong quá trình phát triển tư duy của trẻ. Việc dạy bé nhận biết, đọc chữ trong giai đoạn này sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên bạn cũng chỉ nên áp dụng các phương pháp 'vui mà học' như trên, nếu trẻ không hứng thú và quan tâm đến các con chữ thì cũng đừng gượng ép. Hãy đợi bé lớn thêm chút nữa rồi từ từ chỉ dạy, vì nếu bé học do bị ép buộc thì hiệu quả cũng không cao.

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:43 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:21 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:38 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:55 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:49 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới