Những phong tục ngày tết mẹ nên dạy để bé hiểu hơn về ý nghĩa ngày Tết

Thứ bảy, 01:25:11 20/10/2018
Sắp đến Tết rồi, ngoài việc sắm sửa cho con những bộ đồ thật dễ thương, mẹ đừng quên dạy bé những phong tục ngày Tết hay, để con càng thêm yêu Tết cổ truyền của dân tộc nhé.

Những phong tục ngày tết mẹ nên dạy bé

Đâu chỉ có lì xì, còn rất nhiều phong tục ngày Tết khác mẹ cần dạy con để giúp con nhận thực được ý nghĩa thực thực của những phong tục ngày Tết truyền thống của người Việt Nam mình nhé:

Thăm mộ tổ tiên

Tảo mộ là một nét đẹp mỗi khi Tết đên xuân về của người VIệtTảo mộ là một nét đẹp mỗi khi Tết đên xuân về của người Việt

Trong dịp Tết, nhà nào cũng quây quần bên nhau, con cháu thường hướng về ông bà tổ tiên, vì vậy từ ngày 23 đến ngày 30 tháng Chạp âm lịch, các gia đình thường đi viếng, dọn dẹp sạch sẽ khu mộ của ông bà, tổ tiên, đồng thời mời ông bà về nhà ăn Tết. Mẹ không cần phải dắt bé cùng đi, chỉ cần giải thích cho con ý nghĩa của phong tục ngày Tết này.

Đưa ông Táo về trời

Một trong những phong tục vẫn đươc duy trì trong dịp Tết, đó là cúng đưa ông Táo về trời. Mẹ có thể kể cho con nghe sự tích ông Táo, những câu chuyện về việc ông Táo lên trời để báo cáo về tình hình gia đình sau một năm…

Mẹ có thể kể về sự tích ông Táo Công để bé hiểu hơn về tục 23 tháng chạp Tết

Mẹ có thể kể về sự tích ông Táo Công để bé hiểu hơn về tục 23 tháng chạp Tết

Làm bánh chưng, bánh tét và các món ăn Tết

Ngày Tết của người Việt thường được đặc trưng bằng những món ăn không lẫn vào đâu được, đó là bánh chưng, bánh dày ở miền Bắc và bánh Tét ở miền Nam. Nếu gia đình bạn có thời gian, nên sắp xếp một ngày để mọi người cùng ngồi gói bánh, nấu bánh.

Bánh trưng, bánh tét là món ăn truyền thống của Tết Việt Nam

Bánh trưng, bánh tét là món ăn ngày tết truyền thống của Việt Nam

Trong dịp này, mẹ kể cho bé nghe về sự tích bánh chưng, bánh dày, về biến tấu độc đáo của bánh chưng là bánh tét ở miền Nam…

Mẹ cũng nên cho bé cơ hội được tự tay đong gạo, gói bánh, bé sẽ vô cùng thích thú và có ấn tượng tốt đẹp về ngày Tết đấy. Ngoài ra, mẹ còn có thể giới thiệu cho bé về các món ăn đặc trưng khác của ngày Tết như củ kiệu dưa món, canh khổ qua thịt kho tàu…

Cùng đón giao thừa

Giao thừa là thời khắc một năm cũ kết thúc và năm mới bắt đầu. Đó là lúc cả nhà cùng ngồi với nhau để chúc mừng năm mới, cùng ăn uống xem những chương trình giải trí và mừng tuổi cho nhau.

Đón giao thừa là phong tục ngày Tết

Đón giao thừa là phong tục bất di bất dịch trong ngày Tết 

Đó là một trong những dịp đặc biệt để bé hiểu về tình thân gia đình về truyền thống yêu trẻ, kính già. Tuy nhiên, mẹ cũng không nhất thiết phải yêu cầu bé thức cùng người lớn nếu bé không muốn.

Hái lộc đầu xuân

Hái lộc đầu xuân là một nét đẹp trong ngày Tết truyền thống của người Việt. Người dân Việt Nam thường đi hái lộc vào đêm giao thừa hoặc sáng mồng một để cầu một năm mới luôn may mắn và viên mãn, rước lộc về nhà.

Xông đất

Xông đất là một phong tục rất quan trọng của người Việt Nam vì họ quan niệm rằng, người xông đất sẽ quyết định cả một năm vui vẻ, phát đạt hay không may mắn của mình.

Xông đất là một nét đẹp trong phong tục ngày TếtXông đất là một nét đẹp trong phong tục ngày Tết

Vì thế, họ thường mời những người có vận may, có tuổi hợp với chủ nhà đến xông đát vì họ tin rằng, người đó sẽ mang may mắn, điềm lành trong suốt cả một năm. Người xông đất phải ăn mặc chỉnh tề, sau đó phải đi hết 1 vòng quanh nhà với hi vọng may mắn sẽ luôn tràn ngập.

Chúc Tết và lì xì tết

Chúc Tết là một phong tục ngày tết không thể thiếu của người Việt Nam. Thường sáng mồng mộ Tết, con cháu tụ họp đông đủ ở nhà tộc trưởng để lễ tổ tiên và chúc tết ông bà và những người cao tuổi trong họ.  Mẹ có thể dạy bé những câu chúc hoặc bài thơ chúc Tết để đọc trong dịp này.

Chúc tết và lì xì tết là phong tục ngày Tết không thể thiếuChúc tết và lì xì là phong tục ngày Tết với ý nghĩa may mắn

Mừng tuổi hay còn gọi là lì xì - đây là một phong tục ngày tết của người Việt Nam. Con cháu thường mừng tuổi ông bà, bố mẹ và người lớn mừng tuổi cho trẻ con… Điều quan trọng nhất mà mẹ cần dạy bé là coi trong giá trị tinh thần của phong bao lì xì, biết lịch sự cảm ơn khi được nhận và không nhận xét về giá trị vật chất của phong bao.

Nguyễn Thị Ngòi

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:45 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:19 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:38 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:54 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:45 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới