Hai trò chơi thú vị cho bé 7 tháng tuổi nhất định phải biết

Thứ năm, 23:20:11 20/12/2018
Trò chơi này giúp bé 7 tháng tuổi có được kiến thức cơ bản về chữ số, bộ phận trên cơ thể và sử dụng đôi tay mình khéo léo hơn.

Quá trình phát triển của trẻ cũng là quá trình bạn dạy con những kiến thức cơ bản và cần thiết. Mỗi ngày nên để con vừa học vừa chơi, đưa những kiến thức cơ bản vào từng cuộc chuyện trò của hai mẹ con. Bạn cũng đừng băn khoăn là con còn quá nhỏ thế có nên dạy con nhiều không? Không sao đâu! Tất cả những kiến thức bạn dạy con đều được tiếp thu một cách hết sức tự nhiên do đó sẽ không có vấn đề gì cả.

Khi tròn 7 tháng tuổi, khả năng nhận thức của trẻ tiến bộ rõ rệt. Bố mẹ sẽ nhận ra rằng con đã có thể lắng nghe và hiểu sơ những gì bố mẹ hoặc ai đó nói. Hai trò chơi thú vị sau đây sẽ giúp con có được kiến thức cơ bản về chữ số, bộ phận trên cơ thể cũng như sử dụng khéo léo hơn đôi tay của mình.

1. Chơi với các ngón tay

Ngón tay rất hấp dẫn trẻ con vì nhờ có chúng mà con có thể làm được rất nhiều việc, chúng giúp con cầm nắm vào những đồ vật mà con yêu thích, đôi khi trở thành 'món ăn' để con cho vào miệng.

Trò chơi với các ngón tay sẽ bổ sung kiến thức về tên gọi của từng ngón tay cũng như số lượng ngón tay trên một bàn tay đối với con yêu. Mọi kiến thức sẽ đi vào cuộc sống của con một cách đơn giản nhất!

Chơi với các ngón tay

Chơi với các ngón tay

Kỹ năng con học được: Vận động, nghe hiểu.

Dụng cụ: Một cây bút.

Thực hiện:

Ở mỗi đầu ngón tay vẽ hình khuôn mặt dễ thương với trẻ. Bắt đầu khép tay lại và giơ về trước mắt con, nhớ là nắm chặt ngón tay để bé không nhìn thấy khuôn mặt bên trong. Sau đó giờ 1 ngón tay lên và hát theo điệu nhạc:

'Ngón cái, ngón cái đâu rồi?'

'Tôi đây tôi đang ở đây!' (Đưa ngón tay cái ở hai bàn tay lên cùng một lúc).

'Bạn cảm thấy ngày hôm nay thế nào?' (2 ngón tay lắc lư).

'Rất tốt, tôi cám ơn bạn' (Thu một ngón tay lại).

“Chạy đi, chạy đi” (Thu nốt ngón tay còn lại và giấu ra sau lưng)

Lần lượt làm như vậy với các ngón còn lại. Cuối cùng để cả 5 ngón tay cùng vẫy chào bé và khuyến khích bé vẫy lại.

2. Chơi với nước

Ở dưới nước có lẽ là lúc khiến con thích thú nhất và có thể nghịch nước một cách thoải mái nhất. Bạn có thể nhân lúc này để 'đào tạo' cho con thêm những kỹ năng cơ bản khác. Con vẫn sẽ vui vẻ mà ngoan ngoãn thực hiện thôi.

Kỹ năng con học được: vận động linh hoạt hơn, rèn luyện sự thuần thục của đôi tay.

Dụng cụ: Một thùng nhựa nhỏ đã qua sử dụng có nắp đậy.

Thực hiện:

Khoét hộp có những lỗ nhỏ sau đó yêu cầu bé đổ nước vào trong hộp. Sau đó, yêu cầu con mở nắp hộp để cho nước trào ra. Tuy có vẻ đơn giản nhưng nếu em bé 7 tháng tuổi phải thực hiện những nhiệm vụ này thì quả không hề đơn giản chút nào cả.

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:41 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:25 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:40 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:56 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:48 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới