Có nên khuyến khích trẻ làm việc nhà bằng tiền hay không?

Thứ Ba, 11:20:04 19/02/2019
Một bà mẹ 2 con ở San Jose, California đã nghĩ ra một giải pháp "tạo động lực" rất độc đáo: Trả tiền theo hiệu quả làm việc.

Khi bạn nhờ trẻ làm việc nhà, câu cửa miệng của chúng là gì? "Con không có thời gian". Đúng, năm học mới đã chính thức khai giảng và lịch học dày đặc sẽ khiến cho bất cứ đứa trẻ nào cũng cảm thấy mệt mỏi Dường như việc xếp bát lên kệ hay đi vứt rác cũng trở nên quá khó, chỉ vì trẻ không còn thời gian trống.

Khoan đã, hay đấy chỉ là trẻ và chính bạn tưởng thế mà thôi?

Không phải bà mẹ nào cũng là fan hâm mộ của việc thưởng tiền để con làm việc nhà. Nhiều người cho rằng tất cả mọi người trong nhà đều phải làm việc nhà, vì họ cùng nhau sống dưới mái ấm đó. Nếu như bố mẹ không được trả tiền để rửa bát, lau dọn nhà cửa, chăm sóc lũ trẻ thì ngược lại, lũ trẻ cũng không nên được trả tiền để làm những công việc tương tự.Trên thực tế, dù lịch học có kín đến đâu thì một đứa trẻ vẫn có thời gian rảnh rỗi mà chúng vẫn thường dành để chơi game hoặc xem TV. Do đó, Julie Clarke, một bà mẹ 2 con ở San Jose, California đã nghĩ ra một giải pháp "tạo động lực" rất độc đáo: Trả tiền theo hiệu quả làm việc. Hai vợ chồng cô sẽ trả 40 USD/tháng cho mỗi cô con gái khi chúng làm "đủ" các công việc được giao. Nhưng Katherine, năm nay 12 tuổi và cô em Lauren, 8 tuổi, có thể sẽ nhận được 60 USD mỗi người nếu như chúng làm "xuất sắc hơn yêu cầu". Ngược lại, nếu thường xuyên quên việc nhà hoặc làm không tốt, chúng sẽ chỉ nhận được 20 USD, thậm chí là không xu nào từ bố mẹ trong tháng đó.

Katherine Clarke (12 tuổi) và Lauren Clarke (8 tuổi) được bố mẹ trả tiền theo hiệu quả làm việc nhà mỗi tháng.

Katherine Clarke (12 tuổi) và Lauren Clarke (8 tuổi) được bố mẹ trả tiền theo hiệu quả làm việc nhà mỗi tháng.

Tuy nhiên, một cuộc thăm dò với các ông bố bà mẹ tại Mỹ gần đây đã cho thấy "tạo động lực cho việc nhà" đang là một xu hướng khá phổ biến. Thực ra chừng nào trẻ còn có nhu cầu xài tiền thì chừng đó, xu hướng này còn phát huy được tác dụng.

Dưới đây là cách làm của nhà Clark:

- Đầu tiên, hãy liệt kê danh sách việc nhà. Dọn giường, xếp đĩa ăn sáng vào trong máy rửa bát và sẵn sàng đến trường đúng giờ. Buổi chiều, dọn sạch hộp cơm trưa, đổ đầy bình nước, cho ăn và dắt chó đi dạo. Các nhiệm vụ khác bao gồm dỡ bát ra khỏi máy rửa bát và xếp lên kệ, giúp mẹ nấu bữa tối, gập và cất quần áo khô, tập piano. Hai cô bé sẽ phân công nhau việc dắt chó và dọn vệ sinh chuồng chó, còn với bữa tối, một đứa sẽ giúp mẹ chuẩn bị, nấu nướng còn đứa kia sẽ giúp mẹ dọn rửa.

Chị Julie cho biết vợ chồng chị xây dựng hệ thống này vì hai lý do: thứ nhất, chị không có đủ thời gian, sự kiên nhẫn cũng như khả năng để quản lý từng việc nhỏ của hai đứa. Hơn nữa, chị nhớ lại lần đầu tiên khi bị sếp đánh giá công việc. "Đó là một bài học khó khăn khi bạn lần đầu va chạm với công việc. Bạn không thể nào hiểu nổi vì sao mình lại không nhận được điểm thưởng dù mình đã làm tốt". Hơn ai hết, chị muốn lũ trẻ sớm làm quen với trải nghiệm này, thay vì cảm giác bỡ ngỡ và hụt hẫng về sau.

Yếu tố quan trọng nhất để bố mẹ đánh giá hai cô con gái chính là thái độ "làm việc", nhất là khi Katherine đang chuẩn bị bước vào tuổi teen, lứa tuổi của những kẻ nổi loạn. Tuy nhiên, nhu cầu sắm sửa cho bản thân của tuổi teen cũng rất cao. Ngoài ra, việc bọn trẻ thể hiện trách nhiệm hỗ trợ nhau cũng nhận được sự tán thưởng đặc biệt của bố mẹ, chẳng hạn như khi Lauren làm hộ phần việc của Katherine khi cô chị phải phẫu thuật.

Hai đứa trẻ sẽ nhận được phản hồi của bố mẹ trong suốt tháng đó. Nếu trẻ phản kháng, vùng vằng hay làm việc chểnh mảng, thường xuyên bị nhắc nhở sẽ phải đối mặt với nguy cơ giảm "tiền công" cuối tháng. Không phải lúc nào Kat và Lauren cũng nhận được số tiền bằng nhau và đôi khi, chúng không được cho đồng nào nếu phạm quá nhiều lỗi trong tháng.

Dù vậy, có vẻ như cách tiếp cận của gia đình Julie không phổ biến bên ngoài bốn bức tường nhà họ. Julie từng có lần thuyết trình về phương pháp này trong một hội thảo của các bậc phụ huynh nhưng mọi người trong phòng không hưởng ứng lắm. Một số nói thẳng là cách này không bao giờ có hiệu quả với họ, bởi lũ trẻ nhà họ đơn giản là sẽ không làm việc nhà nếu bố mẹ không quát ầm lên hoặc không liên tục nhắc nhở chúng, dù cho sau đó có thưởng tiền hay không.

Số khác thì không thích ý tưởng chấm điểm việc nhà của các con như thể họ là ban giám khảo một cuộc thi trượt băng nghệ thuật vậy. Không ít người đặt dấu hỏi về mức độ nghe lời của lũ trẻ nhà Clarke, bởi nếu quy ra thì mỗi đứa có thể nhận được gần 15 USD mỗi tuần trong những tháng cao điểm. Tuy nhiên, Julie cho biết cô yêu cầu bọn trẻ phải tự trang trải các hoạt động bên ngoài trường học như đi cắm trại qua đêm với bạn.

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:39 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:25 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:46 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:02 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:54 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới