10 điều cha mẹ nên nói khéo với trẻ để bé trở nên ngoan ngoãn

Thứ sáu, 09:50:09 25/01/2019
Suy nghĩ của bé yêu còn đơn giản, non nớt và dễ bị tổn thương, do đó, nói sự thật với bé không phải lúc nào cũng mang lại kết quả tích cực. Trong những trường hợp sau, cha mẹ nên diễn tả sự việc theo một cách khác để tránh tổn thương về tinh thần và tâm lý cho trẻ:

1. Trường hợp bé cư xử không đúng mực: Có thời gian bé sẽ tỏ ra cứng đầu, muốn khẳng định chính kiến bằng cách không làm theo lời cha mẹ. Lúc này đánh mắng trẻ sẽ không hiệu quả, thậm chí nhiều trường hợp phản tác dụng. Việc cha mẹ thường xuyên kể chuyện cho con nghe không chỉ giúp phát triển trí tưởng tượng cho bé mà còn giúp bé khắc ghi một số hình ảnh những nhân vật mà bé tin và thần tượng như ông bụt, bà tiên, ông già tuyết… Cha mẹ có thể tận dụng ‘lợi thế’ này trong việc giáo dục con lúc này bằng cách nói với bé rằng: ‘Bà tiên bảo bố/mẹ nhắn với con là con mà cứ cư xử như thế là bà sẽ không tặng quà/bảo vệ cho con đâu’ và chắc chắn bé sẽ cân nhắc lại cách hành xử của mình.

Thậm chí, để mang lại màu sắc chân thực cho ‘đồng minh của cha mẹ’, cha mẹ có thể nhờ người quen gọi điện để ‘đóng vai’ nhân vật bà tiên/ông bụt, qua câu chuyện sẽ khiến nhân vật gần gũi hơn, đồng thời củng cố niềm tin cho bé, tạo động lực để bé cải thiện cách hành xử theo mong đợi của cha mẹ.

Suy nghĩ của bé yêu còn đơn giản, non nớt và dễ bị tổn thương

Suy nghĩ của bé yêu còn đơn giản, non nớt và dễ bị tổn thương

2. Trường hợp bé không chịu dọn dẹp phòng/đồ chơi: Bố mẹ thường cất công quát mắng, hò hét, mà bé vẫn không chịu dọn đồ chơi gọn gàng. Trường hợp này cha mẹ có thể nói ‘quái vật rất thích những nơi bụi bẩn, con mà để đồ đạc bừa bãi và bẩn thỉu thế này thì tụi quái vật sẽ đến ở cùng con’. Chắc chắn trẻ sẽ nhanh chóng tạo thói quen dọn dẹp sạch sẽ.

3. Trường hợp bé vô tình chứng kiến/nghe thấy cha mẹ to tiếng: Trong gia đình khó tránh khỏi những lúc vợ chồng bất đồng, dẫn tới lời qua tiếng lại, nếu bé nghe được sẽ vô cùng hoảng sợ, ảnh hưởng không tốt tới tinh thần của bé. Lúc này cha mẹ nên nhẹ nhàng ôm con và nói ‘bố mẹ không cãi nhau mà là đang thảo luận, sắp xếp lại đồ đạc trong nhà’, bé sẽ trấn tĩnh và cha mẹ có thể lựa chọn một thời điểm/địa điểm thích hợp hơn để trao đổi lại vấn đề.

4. Trường hợp bé vô tình nhìn thấy cảnh ‘chăn gối’: Dù rất cẩn thận nhưng đôi khi cha mẹ khó tránh khỏi những giây phút giật mình giữa ‘cuộc vui’ mà thấy ‘khán giả’ nhí đang sụt sịt khóc. Để bé đỡ sợ hãi, cha mẹ có thể vui vẻ nói ‘bố mẹ đang chơi trò giã gạo/ nhảy cóc/ ếch ộp…’ rồi tìm cách đánh trống lảng sang chuyện khác.

5. Trường hợp bé quá ham chơi các thiết bị điện tử mà không chịu đọc sách: cha mẹ nào cũng mong con đọc nhiều sách để tích lũy và mở rộng kiến thức, nếu bé chỉ chăm chăm chơi game và ipad, cha mẹ có thể giúp bé tạo niềm ham mê với sách bằng cách khích lệ bé ‘đọc nhiều sách sẽ giúp con thành tỉ phú, lúc đó con sẽ có thể mua bất cứ món đồ nào con thích’.

6. Trường hợp bé hoảng sợ bởi các hiện tượng thiên nhiên, sấm chớp, hay những điều tiêu cực trong cuộc sống: Bé yêu còn quá nhỏ để kiểm soát cảm xúc và chế ngự những lo lắng, sợ hãi. Trong lúc này cha mẹ nên vuốt ve, ôm ấp, động viên bé rằng ‘con yêu, có bố/mẹ ở đây, con đừng sợ, có bố mẹ rồi, điều đó sẽ không xảy ra được đâu’.

7. Trường hợp bé đang tò mò về cuộc sống: Trước khi bé đi học và làm quen với cuộc sống bên ngoài, cha mẹ luôn là điểm tựa vững chắc, là cơ sở cho niềm tin của bé. Cha mẹ cần củng cố niềm tin này ở bé và nói rằng ‘con yêu, mẹ biết mọi điều’. Như vậy sẽ giúp bé vững vàng và tin tưởng hơn vào cha mẹ nói riêng và cuộc sống nói chung.

8. Bé không chịu ăn rau xanh: Bé còn quá nhỏ nên không ý thức được rằng việc ăn rau xanh là quan trọng và cần thiết cho sức khỏe Cha mẹ thường xuyên khuyên nhủ nhưng không nhiều cha mẹ thành công. Lúc này cha mẹ nên chỉ cho con thấy những người lang thang và nói với bé rằng ‘con ạ, ông ý không có nhà để ở là do không chịu ăn rau đấy’, nếu bé hỏi thêm, có thể giải thích rõ hơn cho bé rằng ăn rau giúp con thông minh hơn và kiếm nhiều tiền để trang trải cuộc sống, như vậy đồng thời sẽ giúp con hiểu được mối quan hệ nhân quả, xác định những mong muốn cho tương lai và quyết tâm theo đuổi mơ ước.

9. Trường hợp bé hoang mang và cần được an ủi: có những khi bé phải chứng kiến nhiều sự việc ngoài mong muốn của cha mẹ khiến bé hoang mang, lo sợ. Cha mẹ hãy ôm con, vuốt ve nhẹ nhàng, mỉm cười và nói với con ‘có mẹ rồi, mẹ không sợ, con cũng đừng sợ nhé’. Bé sẽ tin rằng mọi việc đều ổn thỏa và vui vẻ hơn.

10. Trường hợp bé vô tình tiếp xúc với những ‘chất lỏng nhạy cảm’ của cha mẹ: Có thể là dầu bôi trơn, hay những sản phẩm sau ‘yêu’…  mà cha mẹ thật sự không mong bé tiếp xúc, cha mẹ có thể giải thích với con rằng ‘đây là nước/đồ dùng đặc biệt của riêng bố/mẹ, rất độc với trẻ con, con nên tránh xa ra nhé’.

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:42 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:27 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:44 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:54 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:47 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới