Nghiên cứu chấn động mở ra cơ hội sinh con cho người đồng tính nam

Thứ năm, 08:00:02 01/01/1970
Mới đây các nhà khoa học Anh đã công bố kết quả của một nghiên cứu khoa học mang tính đột phá mở ra cơ hội để hai người đồng tính nam có thể sinh con với nhau.

Nghiên cứu này đã xóa bỏ quan niệm vốn có rằng bào thai chỉ có thể được sản sinh khi tinh trùngtrứng gặp nhau Nghiên cứu khoa học gây xôn xao dư luận mới đây chỉ ra rằng trong tương lai, việc thụ thai sẽ không cần phải có trứng mà thay vào đó có thể sử dụng tế bào da.

dong-tinh-nam

Tinh trùng có thể kết hợp với các tế bào bình thường như da, mô... để sinh con mà không cần trứng

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm trên chuột một cách phản tự nhiên. Theo đó tinh trùng có thể kết hợp với các tế bào bình thường như tế bào da, mô... để sinh con mà không cần trứng của con cái. Nghiên cứu khoa học này đã tạo ra 30 chuột con với tỷ lệ thành công là 24% - quá cao so với tỉ lệ thành công của phương pháp sinh sản vô tính như hiện nay (chỉ từ 1-2%).

Nếu điều đó xảy ra, nó sẽ cho phép người đồng tính nam sinh con với nhau mà không cần đến phụ nữ Đồng thời, nó cũng có thể cho phép một người đàn ông thụ tinh bằng tế bào và tinh trùng của chính mình, sinh con chỉ mang duy nhất gen của anh ta và những gen mà anh thừa hưởng từ cha mẹ.

dong-tinh-nam-sinh-con

Nghiên cứu đột phá này đã mang đến hi vọng cho các cặp đôi đồng tính cũng như những phụ nữ mất khả năng sinh sản

Và đây không chỉ là tin vui với những người đồng tính nam tuyệt vời hơn khi phát hiện này còn mở ra cơ hội sinh con cho những người phụ nữ hoàn toàn mất khả năng sinh sản do bệnh tật hay xạ trị ung thư Tế bào của những người phụ nữ này sẽ đóng vai trò như trứng.

Ngoài ra, nếu nghiên cứu khoa học này thành công thì các nhà chuyên gia còn có thể bảo tồn các loài động vật trên đà tuyệt chủng bằng cách sử dụng tinh trùng và tế bào mà không cần thu thập trứng từ những con cái.

Nhưng theo tiến sĩ Tony Perry - người đứng đầu nhóm nghiên cứu phôi Đại học Bath nói rõ rằng các thí nghiệm trên chuột chỉ chứng minh rằng kỹ thuật này sẽ làm hoạt động trên lý thuyết và còn phải cần rất nhiều nghiên cứu để khả thi về mặt kỹ thuật. "Ứng dụng thực tế của kĩ thuật này ở thời điểm này không phải là quá rộng" - Tiến sĩ Perry cho biết tại một cuộc họp báo.

 

Cẩm Anh

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:41 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:21 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:45 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:00 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:50 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới