Những tiết lộ mới gây sốc về nước uống có ga bạn nên biết

Thứ Ba, 06:42:07 06/11/2018
Đồ uống có ga có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ lên đến 1,5 lần.

Nước ngọt có ga gây tích mỡ trong cơ thể

Trong một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu Đan Mạch, kết luận được đưa ra là nếu uống soda mỗi ngày liên tục trong 6 tháng sẽ dẫn đến sự tích tụ mỡ thừa xung quanh gan và cơ xương. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ kháng insulin trong cơ thể và dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn bình thường.

Không dùng đồ uống có ga thay thế cho nước lọc

Các loại nước có ga gần như không có tác dụng trong việc bổ sung lượng nước cho cơ thể nhất là vào mùa hè. Trái lại, uống nước có ga làm giảm nhu cầu uống nước của cơ thể, khiến cơ thể càng thêm 'khô héo' mất nước hơn.

Thêm đó, loại thức uống này có khá nhiều hóa chất gây hại cho sức khỏe chúng khiến bạn hồi hộp tim đập nhanh hơn và cũng có thể khiến cơ thể bị đầy hơi khó tiêu khả năng hấp thụ dưỡng chất yếu đi. Thay vào đó, bạn có thể tăng cường các loại nước ép rau quả, ăn thêm nhiều rau, trái cây.

Gây bệnh tim

Hầu hết các loại nước ngọt đều chứa fructose cao của sirop bắp - chất làm ngọt được nghiên cứu khá nhiều. Chất này có liên quan tới bệnh tăng hội chứng chuyển hóa - một yếu tố gây nên nguy cơ của tiểu đườngbệnh tim

Nước ngọt có ga gây béo bụng

Một nghiên cứu được tiến hành bởi Trung tâm Khoa học Y tế, Đại học Texas cho thấy rằng có một mối liên hệ giữa việc thường xuyên tiêu thụ nước ngọt có ga với kích thước vòng eo. Những người uống nhiều nước ngọt có ga sẽ có vòng eo lớn hơn những người khác ít uống hoặc không uống.

Nước ngọt có ga cũng giống như nhiều loại đồ uống có chứa chất cồn như rượu bia ở chỗ chúng chứa nhiều ga và calo Chính vì vậy, nếu tiêu thụ nhiều sẽ dẫn tới đầy hơi khó tiêu tăng lượng mỡ thừa quanh bụng khiến bạn có nguy cơ béo bụng

Nước ngọt có ga nếu tiêu thụ nhiều sẽ dẫn tới đầy hơi, khó tiêu, tăng lượng mỡ thừa quanh bụng

 Nước ngọt có ga nếu tiêu thụ nhiều sẽ dẫn tới đầy hơi, khó tiêu, tăng lượng mỡ thừa quanh bụng 

Không ngậm lâu trong miệng

Điều này dễ làm cho cổ họng bị sung huyết. Nếu tình trạng này kéo dài, huyết quản ở cổ họng sẽ bị co lại, lượng máu chảy ở đó giảm. Hậu quả là công năng của cổ họng bị rối loạn, sức miễn dịch cục bộ thấp, dễ sinh viêm họng khản tiếng đau họng

Ngoài ra việc ngậm nước có ga lâu trong miệng dễ khiến men răng bị tổn thương. Đường và a-xít trong đồ uống có ga và soda sẽ làm hỏng men răng một cách từ từ và sau đó là răng sẽ bị sâu không thể 'cứu chữa' được.

Dễ mắc bệnh ung thư

Các nhà khoa học Thụy Điển tiến hành và được công bố trên tờ Tạp chí Dinh Dưỡng Lâm Sàng của Mỹ, theo dõi sức khỏe của hơn 8.000 đàn ông tuổi từ 45 đến 73 trong khoảng thời gian 15 năm và đi đến kết luận là trong nước ngọt có ga tiềm ẩn chất gây ung thư như methylmadizole. Theo các nhà khoa học, đường trong thức uống giải phóng ra insulin là chất nuôi dưỡng các khối u

Isabel Drake, một nhà nghiên cứu tại Đại học Lund (Thụy Điển) cũng cho biết trong số những người uống nhiều nước có ga, nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt tăng lên 40% so với bình thường.

Trẻ không nên uống nhiều nước ngọt có ga

Trẻ uống nhiều nước ngọt có gas dễ bị rối trí. Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí khoa học trực tuyến Plos One về đồ uống có ga cho thấy cafein chứa trong nước uống có ga nếu lạm dụng có thể làm chậm phát triển não bộ và giảm chất lượng giấc ngủ của thanh thiếu niên.

Tác động xấu đến tâm lý

Gần đây, các nhà tâm lý học Mỹ cũng từng đưa ra ý kiến là nếu dùng các nước giải khát có ga làm những người trưởng thành không kiềm chế được mình và hay gây gổ với người xung quanh.

Dường như tỷ lệ người không hề uống nước giải khát có ga hoặc uống 1 lon/tuần chỉ chiếm 23 % số dân, còn số người uống từ 14 lon trở lên mỗi tuần lên tới 43 %. Tỷ lệ người có khuynh hướng bạo lực ở lứa tuổi thanh thiếu niên không thích nước giải khát có ga là 15 % và ở người lớn thường xuyên uống nước giải khát có ga là 27 %. Những người 'nghiện' nước có ga thể hiện tính hung hăng nhiều hơn những người uống nước không có ga tới 15 lần.

Trần Thị Nhung

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:38 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:27 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:47 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:00 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:49 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới