Cẩn thận khi uống rượu ngày Tết kẻo "rước họa vào thân"

Thứ Ba, 10:10:04 05/02/2019
Những người uống rượu thường xuyên với mục đích tiêu khiển, để che đậy những khiếm khuyết của bản thân, quên đi những vướng mắc trong cuộc sống... được coi là lạm dụng rượu. Từ lạm dụng rượu đến phụ thuộc rượu và nghiện rượu có ranh giới rất mỏng manh.

Y học ngày nay vẫn coi nghiện rượu là một bệnh mạn tính vì bệnh nhân uống rượu hàng ngày, lượng rượu này ảnh hưởng đến não gan tim mạch... từ đó gây ra các rối loạn về tâm thần và các tổn thương ở các hệ thống tiêu hóa tim mạch

Xã hội cũng coi những người nghiện rượu là gánh nặng vì họ mất khả năng lao động, hay gây rối trật tự công cộng, làm tổn thương các mối quan hệ trong gia đình gây ra các tai nạn giao thông sống bê tha, nhân cách suy đồi.

Không nên nhầm lẫn giữa nghiện rượu với say rượu trong sinh hoạt thường ngày. Người nghiện rượu có các dấu hiệu bệnh cơ thể và tâm thần rõ ràng hơn. Tuy nhiên, cần biết rằng say rượu thường xuyên là giai đoạn đầu của nghiện rượu. Những người say rượu đều có biến đổi nhân cách và suy thoái về đạo đức xã hội.

Không nên lạm dụng rượu.

Không nên lạm dụng rượu.

Lượng rượu uống hàng ngày:

Lượng rượu uống hàng ngày của bệnh nhân nghiện rượu còn khác nhau, tuỳ thuộc vào từng vùng, miền và tập quán của nhân dân địa phương. Nói chung, lượng rượu uống trong ngày phải vượt quá 300 ml rượu 40o cồn thì bệnh nhân mới có thể trở thành nghiện rượu sau 10 năm uống liên tục. Đây chỉ là giới hạn dưới của nghiện rượu. Bệnh nhân nghiện rượu thực tế uống rải rác trong ngày. Họ uống rượu thay cho nước, tổng số lượng uống lên đến 1000 ml rượu 40o cồn. Không hiếm trường hợp người nghiện uống hết 2 lít rượu/ngày. Cá biệt, có bệnh nhân uống tới 4 lít rượu 40o cồn/ngày. Những bệnh nhân này hầu như không ăn uống gì ngoài uống rượu.

Ở Việt Nam, đa số các bệnh nhân nghiện rượu thường xuyên sử dụng loại rượu do nhân dân tự nấu từ ngũ cốc khoai, sắn... với qui trình nấu rượu rất thô sơ. Các loại rượu này có độ cồn trong khoảng 30-45 độ, nhưng không được khử độc, vì thế có chứa nồng độ aldehyd và các tạp chất khác rất cao, rất có hại cho người uống. Hơn nữa, loại rượu này thường được sử dụng ngay sau khi cất, không có thời gian lưu trữ để các chất độc có thời gian phân huỷ, tác hại khôn lường.

Nhiều cơ sở nấu rượu còn tìm cách pha thêm cồn công nghiệp và các chất khác vào rượu để tăng nồng độ rượu và làm rượu trong hơn. Nếu rượu uống được pha thêm một lượng nhỏ rượu methanol thì sẽ gây hậu quả khôn lường. Người uống phải loại rượu này sẽ bị hôn mê mất trí nhớ mù mắt và có thể tử vong

Tác dụng của rượu đối với cơ thể

Rượu vào cơ thể được phân bố đến các cơ quan và gây ra các tác dụng chuyên biệt đến các chức năng khác nhau.

- Trên hệ thần kinh: Tác dụng của rượu phụ thuộc vào nồng độ của nó trong máu. Nồng độ rượu thấp có tác dụng an thần và giải lo âu Nồng độ rượu cao hơn gây ra những rối loạn tâm thần mất điều hoà, không tự chủ hành vi. Nồng độ cao hơn nữa có thể dẫn đến hôn mê, ức chế hô hấp và có thể tử vong.

- Trên hệ tiêu hóa: rượu nhẹ dưới 20o cồn có tác dụng làm tăng tiết dịch vị tăng nhu động ruột tăng khả năng hấp thu của niêm mạc ruột. Ngược lại, nồng độ rượu trên 20o cồn thì gây ức chế tiết dịch vị, ức chế khả năng hấp thu thức ăn của niêm mạc ruột. Rượu mạnh trên 40o cồn có thể phá huỷ lớp nhầy bảo vệ niêm mạc gây viêm ruột co thắt vùng hạ vị và nôn.

Các bệnh do rượu gây ra

- viêm gan và xơ gan: Tổn thương ở gan thường là gan nhiễm mỡ viêm gan xơ gan Tỷ lệ xơ gan do rượu ngày càng tăng. Ở người nghiện rượu, nguy cơ chết do xơ gan cao gấp 10 lần so với người bình thường. Mặt khác, khoảng 10% số người nghiện rượu sẽ phát triển thành xơ gan So với xơ gan thì viêm gan do rượu còn phổ biến hơn, gặp ở 2/3 số người uống rượu nhiều.

- Viêm dạ dày: Uống rượu làm tăng tiết dịch vị, biến đổi chất nhày bảo vệ niêm mạc dạ dày từ đó tăng nguy cơ viêm dạ dày Chảy máu đường tiêu hoá cấp cũng thường xảy ra ở bệnh nhân viêm dạ dày có uống rượu.

- Viêm tụy: Uống rượu có thể gây viêm tuỵ cấp và viêm tụy mạn tính Lượng rượu uống càng nhiều, thời gian uống rượu càng lâu thì tỷ lệ viêm tụy mạn tính càng cao.

Tổn thương tụy sẽ làm giảm tiết insulin và các men tiêu hoá của tụy, dẫn đến cản trở chuyển hoá glucoza, giảm hấp thu lipid Hệ quả của nó là đái tháo đường tiêu chảy và làm nặng nề thêm quá trình nhiễm mỡ ở gan.

- Tăng huyết áp do rượu: Việc uống nhiều rượu mỗi ngày gây ra tình trạng tăng huyết áp lệ thuộc rượu mà phải sau nhiều ngày ngừng rượu mới có thể trở lại bình thường. Tăng huyết áp kết hợp với tình trạng rối loạn đông máu do giảm tiểu cầu ở bệnh nhân nghiện rượu là nguyên nhân gây xuất huyết não xuất hiện trong vòng 24 giờ sau khi uống nhiều rượu.

- Bệnh giãn cơ tim do rượu: Rượu tác động trực tiếp trên cơ tim gây giãn cơ tim do rượu. Bệnh thường xuất hiện ở người nghiện rượu nhiều năm, triệu chứng suy tim phát triển dần dần suy tim trong nhiễm độc cơ tim do rượu là loại suy tim có thể hồi phục khi bệnh nhân được phát hiện sớm và ngừng uống rượu. Trường hợp suy tim đã nặng thì việc ngừng uống rượu tuy không giúp suy tim hồi phục nhưng cũng làm chậm phát triển của suy tim Với những trường hợp bệnh nhân vẫn tiếp tục uống rượu thì họ sống không quá 3 năm nữa.

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:40 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:21 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:47 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:55 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:49 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới