Phép dưỡng sinh ăn uống mùa thu như thế nào cho hợp lý

Thứ tư, 13:57:05 04/07/2018
Ăn uống vào mùa thu, trước hết cần phải tuân thủ nguyên tắc "thu đông dưỡng âm", "phòng táo giữ âm, tư thận nhuận phế", nghĩa là nên bổ sung đầy đủ tân dịch và trọng dụng những thực phẩm có công dụng dưỡng âm nhuận táo.  

Mùa thu có ba tháng, bắt đầu từ tiết Lập thu trải qua các tiết Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng và Lập đông, là mùa vạn vật thành thục, cây trái và mùa màng đến kỳ thu hoạch. Tiết thu, dương khí dần dần thu liễm bế tàng, âm khí từ từ tăng trưởng, thời tiết chuyển dần từ nóng sang lạnh, là giai đoạn quá dộ của "dương tiêu âm trưởng". Lúc này mưa ít gió nhiều, độ ẩm trong không khí giảm đi, "Táo" với đặc tính khô hanh là chủ khí. Thu táo dễ làm hao tổn chất dịch trong cơ thể gây nên các hiện tượng miệng, môi, mũi, họng đều khô, da dẻ khô ngứa thậm chí nứt nẻ, râu tóc không nhuận, đại tiện dễ táo. Khí táo mùa thu được phân ra ôn táo và lương táo.   

Đầu thu, khí nóng của mùa hạ chưa hết kết hợp với khí táo mà thành Ôn táo; Cuối thu, khí lạnh tăng dần kết hợp với khí táo mà thành lương táo. Từ mùa hạ nóng nực chuyển sang mùa thu mát mẻ trong người cảm thấy dễ chịu hơn, tình trạng ăn uống không ngon miệng trong mùa hạ mất dần, khẩu vị và tinh thần được phục hồi khiến cho mùa thu trở thành một mùa bồi bổ khá tốt trong năm.  

Đầu thu ôn táo nên chọn những thứ có tính mát để thanh nhiệt dưỡng âm, sinh tân dịch như: Củ cải giá đỗ củ đậu ngó sen khoai sọ khoai môn, củ từ, mía, lê, táo hồng xiêm nho trứng vịt, thịt thỏ, tiểu mạch, bách hợp, trà mạch môn... Cuối thu lương táo nên chọn dùng những thực phẩm có tính bình hòa để tư âm dưỡng huyết nhuận táp như: củ mài, vừng mộc nhĩ trắng (ngân nhĩ), thịt rùa, thịt ba ba, sò, gà ác, tổ yến sữamật ong nước dâu, kỷ tử hà thủ ô Sách Ẩm thực chính yếu viết: "Thu khí táo, nghi thực ma dĩ nhuận khí táo" (mùa thu khí trời khô hanh nên ăn nhiều vừng để nhuận táo).  

 Để bồi bổ tân dịch, sách Y học nhập môn khuyên nên trọng dụng các loại cháo như cháo bách hợp hạt sen cháo hồng táo gạo nếp cháo đường phèn cháo sa sâm cháo hoàng tinh... với phương thức "sáng sớm dùng cháo có tác dụng tốt cho quá trình trao đổi chất lợi cho dạ dày sinh tân dịch...". Theo cổ nhân, ăn cháo vào mùa thu rất có ích cho sức khỏe nhất là vào tiết đầu thu khi khí trời vẫn còn nóng ẩm dễ gây ra các bệnh lý đường tiêu hóa Sách Tùy tức cư ẩm thực phổ viết: "Gạo tẻ vị ngọt tính bình, hợp với việc nấu thành cháo, cháo là một trong những đồ ăn bổ dưỡng tốt nhất".

Thứ đến, theo Học thuyết Ngũ hành, vị chua vào Can, vị cay vào Phế. Phế thuộc Kim, Can thuộc Mộc. "Vạn vật thu thu, phế khí kim vượng", nghĩa là, mùa thu vạn vật thu vào, khí kim ở Phế vượng thịnh. Nếu ăn uống nhiều đồ có vị cay thì sẽ trợ giúp cho phế khí khiến cho phế khí càng thịnh, phế kim khắc can mộc thái quá dẫn đến công năng của tạng Can bị rối loạn.

Vì vậy, cổ nhân khuyên về mùa thu nên ăn uống "thiểu tân tăng toan" ("ít cay nhiều chua", cần trọng dụng nhiều các thực phẩm có vị chua nhằm tăng cường chức năng của Can và phòng ngừa phế khí quá thịnh làm hại đến Can và dùng ít thực phẩm có vị cay như hành, gừng tỏi ớt hạt tiêu... Thêm nữa, mùa thu là giai đoạn quá độ từ nóng chuyển sang lạnh vì vậy không nên ăn quá nhiều đồ sống lạnh hoặc bổ béo khó tiêu dễ gây thương tổn Tỳ và Vị.

Cuối cùng, mùa thu ăn uống bồi bổ nên điều hòa (bình bổ) vì thời tiết mát mẻ, âm dương tương đối cân bằng, đồ ăn thức uống không nên quá nóng và quá lạnh. Ví như về mùa hạ các loại dưa như dưa hấu dưa chuột dưa gang...là thực phẩm thượng hạng vì có tác dụng thanh nhiệt tiêu thử mạnh, nhưng sau tiết Lập thu thì bất luận loại dưa nào dù ngon đến mấy cũng không nên ăn nhiều vì dễ làm cho dương khí của tỳ vị hư hao. Sách thuốc cổ đã viết: "Thu qua hoại đỗ" (mùa thu ăn dưa thì có hại cho đường tiêu hóa).

Phạm Trung Hiếu

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:40 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:23 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:38 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:59 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:53 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới