Trẻ biếng ăn trong độ tuổi ăn dặm, mẹ nên làm gì?

Thứ tư, 11:30:04 16/09/2020

Nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm biếng ăn là gì?

Một trong số những nguyên nhân sâu xa khiến trẻ bị biếng ăn trong độ tuổi ăn dặm là thói quen sai lầm của cha mẹ. Dưới đây là tổng hợp những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn trong độ tuổi ăn dặm:

- Cho trẻ ăn không đúng giờ

- Thời gian bữa ăn bị kéo dài hơn 30 phút

- Chỉ chưa quen với thực ăn mới nhưng cha mẹ lại luôn ép trẻ ăn thật no, ăn cho hết

- Cha mẹ phục vụ trẻ quá mức khiến trẻ phụ thuộc, chờ xúc mới ăn

- Trong bữa ăn, trẻ luôn bị xao nhãng bởi đồ chơi, smartphone hoặc tivi và cha mẹ chiều theo nhu cầu xem tivi, xem điện thoại trong bữa ăn của trẻ.

- Một số trẻ sợ ăn vì không khí bữa ăn quá nặng nề (cha mẹ cãi vã hoặc biểu cảm không tốt của cha mẹ khi cho bé ăn).

Ảnh minh họa

Cha mẹ nên làm gì để trẻ hết biếng ăn ở độ tuổi ăn dặm?

Đầu tiên, cha mẹ cần đảm bảo các nguyên tắc ăn dặm theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics) đã đúc kết.

- Bắt đầu ăn dặm với những món ăn gần giống với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Mẹ cần ghi nhớ công thức “ngọt - mặn”, hãy bắt đầu ăn dặm với bột ngọt trước sau đó mới chuyển dần qua bột mặn.

- Nguyên tắc “ít - nhiều”: Mẹ nên chuẩn bị lượng thức ăn tăng dần để đảm bảo tiêu hóa và cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ cho giai đoạn phát triển quan trọng này.

- Nguyên tắc “loãng - đặc”: Để bé không bị chán ăn và táo bón, mẹ cần ghi nhớ nguyên tắc này. Mẹ cần nấu bột loãng để bé làm quen dần, sau đấy mới chuyển qua dạng đặc. Như vậy sẽ đảm bảo quá trình ăn dặm của trẻ luôn “suôn sẻ”.

- Nguyên tắc “không ép trẻ ăn”: khi bé đã từ chối món ăn thì cha mẹ không nên ép, bởi bé đang cảm thấy không thích hoặc đã no rồi. Lúc này, cha mẹ nên dừng cho bé ăn trong khoảng 5-7 ngày, sau đó tập cho bé ăn trở lại.

Thứ hai, thời gian tối đa cho bữa ăn chỉ nên là 30 phút, nếu bố mẹ mất thời gian nhiều hơn nghĩa là đã thất bại trong việc giúp con hết biếng ăn. Hãy cố gắng hướng bé tập trung cho bữa ăn bằng cách ngồi cùng bé, bỏ hết những đồ vật gây xao nhãng.

Ảnh minh họa

Thứ ba, không cho bé ăn vặt trước bữa chính. Khoảng cách giữa các bữa ăn rất quan trọng. Trước bữa chính 1 tiếng, mẹ không nên cho bé uống sữa hoặc ăn bánh. Vì thực phẩm này sẽ khiến bé no bụng và không muốn ăn bữa chính. Nếu có, mẹ chỉ nên cho bé ăn vặt sau bữa chính 1 lần/ngày.

Cuối cùng, thay đổi thực đơn thường xuyên để trẻ không cảm thấy chán ngán với món ăn “ngày nào cũng ăn”. Mẹ chỉ nên lặp lại một món ăn sau 3 ngày và một tuần đổi thực đơn một lần. Nhiều đa dạng món ăn, trang trí bữa ăn đẹp mắt là một “vũ khí tối thượng” dụ được bé hứng thú với bữa ăn và ăn ngon miệng hơn.

Ngoài ra, các cha mẹ cũng cần chú ý rằng, nếu con không muốn ăn nhưng vẫn vui chơi và phát triển bình thường thì không cần quá lo lắng. Và cha mẹ cũng đừng bỏ hẳn sữa mẹ (hoặc sữa công thức) trong giai đoạn con ăn dặm từ 6 tháng - 9 tháng nhé. Hãy giảm từ từ để bé không bị “sốc” quá khi phải thích nghi với một thứ mới toanh.

Bích Diệp

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:42 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:27 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:44 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:53 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:46 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới