Con hay ăn ngậm, cha mẹ phải giải quyết ra sao?

Thứ Ba, 16:10:01 29/01/2019
Trẻ ăn ngậm không chỉ khiến bố mẹ bực mình mà còn có nhiều tác hại đến trẻ nhỏ.

Tác hại khi bé ăn ngậm

- Việc ngậm thức ăn lâu trong miệng làm tăng nguy cơ hư hại men răng sâu răng viêm lợi cho trẻ nhỏ vì sự hình thành của các mảng bám trên răng kéo dài. Đồng thời tác động đến quá trình phát triển của khung xương hàm sau này.

- Thời gian bữa cơm kéo dài khiến mẹ và bé đều chán nản bực bội, sợ hãi khi đến giờ ăn, từ đó hình thành tâm lý sợ ăn của trẻ nhỏ, còn các mẹ lại căng thẳngstress

Bí quyết cho mẹ khi bé ăn ngậm:

Tập trung hoàn toàn vào bữa ăn

Trẻ ăn ngậm là vấn đề đau đầu của nhiều phụ huynh

Trẻ ăn ngậm là vấn đề đau đầu của nhiều phụ huynh

Hàng ngày, mẹ cần cho trẻ ăn đúng giờ, đúng bữa. Trong thời gian diễn ra bữa ăn, bạn cần hướng trẻ tập trung vào bữa ăn, tránh vừa ăn vừa chơi, xem tivi, nghịch điện thoại. Khi tập trung vào món ăn bé mới có thể học nhai, nuốt và tận hưởng mùi vị của đồ ăn.

Ăn chung cùng gia đình

Để tạo bầu không khí vui vẻ, đầm ấm về bữa ăn gia đình ngay từ khi tập cho trẻ ăn cơm, bạn nên để trẻ ăn chung cùng gia đình. Thông qua đó, trẻ sẽ học tập thói quen ăn uống của các thành viên trong nhà như cách cầm thìa, đũa, ăn trong bao lâu…

Thực đơn chế biến

Nếu trẻ ăn uống uể oải, từ chối thức ăn hoặc ăn không ngon miệng, gia đình cần xem lại thực đơn chế biến cho trẻ đã phù hợp với sở thích hay chưa? Bạn có thể đa dạng thực đơn hoặc ưu tiên một số món ăn mà trẻ thường thích để kích thích bé ăn ngoan.

Hãy để trẻ tự ăn là cách tốt nhất rèn luyện thói quen ăn uống cho trẻ

Hãy để trẻ tự ăn là cách tốt nhất rèn luyện thói quen ăn uống cho trẻ 

Lắng nghe trẻ

Để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh không phải là chuyện quá khó nếu ngay từ nhỏ, bé đã mẹ rèn luyện. Quá trình thiết lập này lại đòi hỏi người mẹ có sự tinh tế, biết cách quan sát và lắng nghe những mong muốn khác nhau từ trẻ.

Bạn hãy tận tình tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé không muốn nhai mà lại thích ngậm thức ăn trong miệng lâu như thế trước khi 'nổi giận' với trẻ. Có thể bé có những vấn đề tâm lý sâu kín chứ không hẳn vì những lý do sức khỏe

Để bé chủ động

Bé có quyền chủ động trong việc yêu cầu thực đơn hôm nay. Bé có quyền lựa chọn việc ăn nhiều hay ít tùy vào tình trạng sức khỏe hoặc tâm trạng của mình. Hãy nghĩ xem, vào những ngày không vui thì bạn có ăn ngon miệng không?

Ngoài ra, bạn nên để trẻ tự giác 'xử lý' bữa ăn của mình, có thể bé thích dùng thìa mà cũng có thể ăn bốc bằng tay. Và dù bằng cách nào thì mẹ hãy cứ để bé tự làm thay vì bón, xúc từng thìa cơm dỗ dành 'Con ăn hộ mẹ'.

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:42 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:19 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:39 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:57 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:47 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới