Bạn nên biết: Phụ nữ nhiễm HIV có nên cho con bú sữa mẹ?

Thứ Hai, 02:25:17 03/12/2018
Cho trẻ ăn hoàn toàn bằng sữa thay thế là biện pháp hiệu quả làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh thế kỷ cho con khi người mẹ nhiễm HIV.

Hiện nay, nhiều bà mẹ mang thai khi biết mình nhiễm HIV vẫn muốn sinh con Vậy phụ nữ nhiễm HIV nên cho con bú sữa mẹ hay cho ăn sữa thay thế?

Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy mại dâm đã đưa ra khuyến cáo người mẹ nhiễm HIV không nên cho con bú vì HIV có trong sữa mẹ và có thể truyền sang con khi cho bú. 

Vì vậy, phụ nữ nhiễm HIV nên nuôi con bằng sữa thay thế. Theo các chuyên gia, hiện nay thức ăn thay thế sữa mẹ hiệu quả là sữa bột; không được thay thế sữa mẹ bằng nước hoa quả, nước đường hoặc cháo hay bột.

Phụ nữ nhiễm HIV nên nuôi con bằng sữa thay thế

Phụ nữ nhiễm HIV nên nuôi con bằng sữa thay thế

Cho trẻ ăn hoàn toàn bằng sữa thay thế là một biện pháp có hiệu quả làm giảm nguy cơ nhiễm HIV cho con khi người mẹ nhiễm HIV. Nếu tuân thủ tuyệt đối sẽ loại bỏ được nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con. 

Phụ nữ nhiễm HIV chỉ nên chọn một cách nuôi con, hoặc là bú sữa mẹ hoặc là ăn sữa ngoài hoàn toàn. Tuyệt đối không nên cho trẻ vừa bú mẹ vừa ăn sữa ngoài thay thế, vì trẻ sẽ càng có nguy cơ nhiễm HIV cao, thậm chí cao hơn là nếu trẻ chỉ bú mẹ.

Sữa bột cung cấp cho bé phần lớn các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển và khỏe mạnh vì các thành phần của nó gần giống sữa mẹ Tuy nhiên sữa bột phải được pha đúng cách nếu không sẽ nguy hiểm cho trẻ. Nếu không dùng nước đun sôi để pha sữa đúng cách, trẻ sẽ dễ bị tiêu chảy hoặc có thể bị suy dinh dưỡng  

Sữa bột không có yếu tố bảo vệ trẻ như trong sữa mẹ. Ngoài ra, trẻ có thể bị dị ứng với sữa bột như có các dấu hiệu mẩn đỏ ở da tiêu chảy chướng bụng hoặc táo bón Trong vòng 6 tháng đầu, cần tránh cho trẻ dùng những loại sữa đặc có đường, sữa gầy và sữa ít chất béo.

Nếu các bà mẹ không có sự lựa chọn nào khác mà quyết định cho con bú sữa mẹ thì cần phải vệ sinh đầu vú sạch sẽ, thường xuyên và cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ mà không dùng sữa thay thế hay bất cứ thức ăn, nước uống nào khác. 

Đặc biệt, cần ngừng cho trẻ bú càng sớm càng tốt, muộn nhất là khi trẻ 6 tháng tuổi. Khi ngừng cho trẻ bú sữa mẹ cần chuyển ngay sang sử dụng thức ăn thay thế như sữa bột, bột, cháo. Sau 6 tháng tuổi, trẻ có thể ăn được những thức ăn thông thường như những trẻ khác.

Bên cạnh đó, trẻ cần được đưa đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được theo dõi và xét nghiệm nhằm xác định sớm tình trạng nhiễm HIV, điều trị dự phòng các nhiễm trùng cơ hội

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:36 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:24 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:44 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:55 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:52 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới