Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu cho biết điều gì về cơ thể bạn?

Thứ bảy, 18:43:13 20/10/2018
Nước tiểu không chỉ là chất thải thông thường, đây còn được sử dụng để chẩn đoán các bệnh liên quan đến bệnh đường tiết niệu. Cùng tìm hiểu các chỉ số xét nghiệm nước tiểu dưới đây.

Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu

Leukocytes (LEU ca): tế bào bạch cầu

- Bình thường âm tính.

- Chỉ số cho phép: 10 - 25 Leu/UL.

Chỉ số xét nghiệm nước tiểu cho biết lượng bạch cầu

Chỉ số xét nghiệm nước tiểu cho biết lượng bạch cầu

Nitrate (NIT)

- chỉ số xét nghiệm nước tiểu này thường dùng để chỉ tình trạng nhiễm trùng đường tiểu.

- Bình thường âm tính.

- Chỉ số cho phép: 0.05 - 0.1 mg/dL.

Urobilinogen (UBG)

- Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật

- Bình thường không có.

- Chỉ số cho phép: 0.2 - 1.0 mg/dL hoặc 3.5 - 17 mmol/L.

Billirubin (BIL)

- Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật.

- Bình thường không có.

- Chỉ số cho phép: 0.4 - 0.8 mg/dL hoặc 6.8 - 13.6 mmol/L.

Chỉ số billirubin cho biết bệnh lý gan hoặc túi mật

Chỉ số billirubin cho biết bệnh lý gan hoặc túi mật

- Đây là sản phẩm được tạo thành từ sự thoái hóa của hồng cầu. Nó đi ra khỏi cơ thể qua phân. Billirubin bình thường không có trong nước tiểu. Nếu như billirubin xuất hiện trong nước tiểu nghĩa là gan đang bị tổn thương hoặc dòng chảy của mật từ túi mật bị nghẽn.

Protein (pro): đạm

- Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hay có nhiễm trùng.

- Bình thường không có.

- Chỉ số cho phép: trace (vết: không sao); 7,5 - 20mg/dL hoặc 0.075 - 0,2 g/L.

Độ pH

- Đánh giá độ axit của nước tiểu.

- Bình thường: 4,6 - 8.

- Dùng để kiểm tra xem nước tiểu có tính chất axit hay bazơ. pH=4 có nghĩa là nước tiểu có tính axit mạnh, pH=7 là trung tính và pH=9 có nghĩa là nước tiểu có tính bazơ mạnh.

Nước tiểu còn cho biết nồng độ pH trong cơ thể

Nước tiểu còn cho biết nồng độ pH trong cơ thể

Blood (BLD)

- Bình thường không có.

- Chỉ số cho phép: 0,015 - 0,062 mg/dL hoặc 5 - 10 Ery/ UL.

- viêm bệnh, hoặc tổn thương thận niệu quản bàng quang niệu đạo có thể làm máu xuất hiện trong nước tiểu.

Specific Gravity (SG)

- Đánh giá nước tiểu loãng hay cô đặc.

- Bình thường: 1.005 - 1.030.

Ketone (KET)

- Dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát chế độ ăn ít chất carbohydrate, nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài.

- Bình thường không có hoặc đôi khi có ở mức độ thấp đối với phụ nữ mang thai

- Chỉ số cho phép: 2.5 - 5 mg/dL hoặc 0.25 - 0.5 mmol/L.

Xét nghiệm nước tiểu để biết mình có bị tiểu đường không?

Xét nghiệm nước tiểu để biết mình có bị tiểu đường không?

Glucose (Glu)

- Dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường

- Bình thường không có hoặc có thể có ở phụ nữ mang thai

- Chỉ số cho phép: 50-100 mg/dL hoặc 2.5 - 5 mmol/L.

ASC (Ascorbic Acid)

- Chất thải trong nước tiểu để đánh giá bệnh thận.

- Chỉ số cho phép: 5 - 10 mg/dL hoặc 0.28 - 0.56 mmol/L.

Chỉ số xét nghiệm nước tiểu nói lên điều gì?

Tình trạng mất nước

Tình trạng mất nước xảy ra khi cơ thể không có đủ lượng nước để hoạt động bình thường. Tình trạng này thông thường có thể khắc phục dễ dàng.

Nước tiểu còn cho biết bạn có đang trong tình trạng mất nước không

Nước tiểu còn cho biết bạn có đang trong tình trạng mất nước không

Phát hiện ung thư vú

Xác định lượng pteridines trong nước tiểu của một người sẽ giúp phát hiện ung thư trước khi chụp X quang vú. Trong các thử nghiệm tới đây, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ thấy hiệu quả của xét nghiệm này trong việc phát hiện các loại ung thư khác.

Ung thư tinh hoàn

Xét nghiệm thử thai hoạt động bằng cách phát hiện hóc môn Beta - HCG, được bánh rau sản sinh ra khi người phụ nữ mang thai

Bệnh tiểu đường

Ở những người bị bệnh tiểu đường, đường sẽ tích tụ lại trong máu. Một lượng đường lớn trong máu sẽ khiến thận rất khó lọc bỏ. Do đó lượng đường thừa sẽ được bài xuất ra nước tiểu.

Nhiễm trùng tiết niệu

Các triệu chứng của nhiễm trùng tiết niệu gồm thường xuyên mót tiểu đau khi đi tiểu, nước tiểu có màu đục, nước tiểu nặng mùi.

Phạm Minh Phượng

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:40 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:24 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:41 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:01 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:54 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới