Bạn nên biết: Ăn chân gà không tốt cho người bị bệnh huyết áp

Thứ Hai, 09:10:11 12/11/2018
Nên cẩn thận khi ăn nhiều chân gà, soup gà vì lượng muối trong soup gà có thể làm vô hiệu hóa tác dụng có ích của chân gà.

Chất ức chế men chuyển hóa từ chân gà

Thông tin trên bắt nguồn từ một bản tin trên tờ The Journal of Agricultural Chemistry and Food. Theo đó, các nhà khoa học Nhật Bản thuộc Trường Đại học Hiroshima và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nippon Meat Packer’s đã phát hiện được 4 loại protein từ những collagen trong chân gà có khả năng kiểm soát huyết áp

Collagen là những protein trong những mô liên kết của nhiều loại động vật. Các nhà nghiên cứu đã cho những con chuột cao huyết áp ăn chất chiết xuất từ chân gà. Những con chuột này đã có dấu hiệu hạ huyết áp sau 4 giờ, sau 8 giờ huyết áp giảm nhiều nhất.

Nghiên cứu dài hạn cho thấy huyết áp giảm đáng kể sau l tuần cho dùng thuốc Trước kia, người ta cũng tìm thấy trong ức gà cũng có hoạt chất này. Tuy nhiên, hoạt chất tìm thấy trong ức gà quá ít không đủ để có hiệu lực chữa bệnh.

Các nhà khoa học cho rằng, những loại protein trong chân gà có tác dụng hạ huyết áp tương tự như tác dụng của các loại thuốc ức chế men chuyển hóa ACE inhibitors. 

Ăn nhiều chân gà có thể làm tăng huyết áp.

Ăn nhiều chân gà có thể làm tăng huyết áp.

Ăn nhiều chân gà có thể làm tăng huyết áp

Ở Hoa Kỳ, chân gà thường được xem là phế phẩm. Nhiều nơi người ta dùng chân gà làm nguyên liệu sản xuất nước soup gà. Soup gà là một món ăn bổ dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng

Tuy nhiên, TS. Byron Lee, một nhà tim mạch học thuộc trường Đại học Y California khuyên nên cẩn thận khi ăn nhiều chân gà, soup gà vì lượng muối trong soup gà có thể làm vô hiệu hóa tác dụng có ích của chân gà.

Quan trọng hơn, chân gà còn nguyên lớp da ngoài có hàm lượng cao chất béo. Do đó, ăn nhiều chân gà có thể làm trệ tì và tăng những đáp ứng stress chưa kể việc về lâu dài còn gia tăng lượng lipid máu ở những người cholesterol máu cao. Đây chính là lý do người ta thường khuyên ăn gà nên bỏ da và nội tạng

Mặt khác, theo Y học cổ truyền thịt gà nhất là chân gà, là một loại thực dưỡng tính ấm, có tác dụng bổ khí, tăng cường dương khí nên có thể kích hoạt những cơn khí nghịch ở những người âm hư hoặc những người dễ bị động hỏa, bao gồm người cao huyết áp.

Nói chung, loại protein chiết xuất từ chân gà với tác dụng ức chế men chuyển hóa hoàn toàn khác với chân gà toàn phần món ăn mà những người có mỡ máu cao hoặc người cao huyết áp không nên ăn nhiều.

Được biết, cao huyết áp được xem là một đại dịch của thời đại, một căn bệnh thầm lặng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: suy tim nhồi máu cơ tim đột quỵ

Hiện nay có khoảng 1 tỷ người trên thế giới đang mắc bệnh áp huyết cao và hơn nửa tỷ người khác đang có nguy cơ tiếp cận với căn bệnh chết người này cho đến năm 2025.

Ở Hoa Kỳ, cứ mỗi 3 người trưởng thành có 1 người bị huyết áp cao Tại nước ta, theo một số liệu mới nhất được phổ biến tại Đại hội tim mạch Đông Nam Á vào tháng 10 vừa qua, mỗi 4 người trưởng thành có 1 người mắc phải căn bệnh này.

Điều may mắn là bệnh có thể phòng chống hiệu quả, thông qua một lối sống lành mạnh gồm vận động thể lựcchế độ ăn uống ít chất béo động vật, nhiều rau quả và ngũ cốc thô.

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:42 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:23 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:42 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:00 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:47 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới