Xử trí vết cắn do côn trùng như thế nào hiệu quả nhất?

Chủ nhật, 20:42:10 02/12/2018
Tôi bị một loài côn trùng có cánh đốt vào bắp tay, sau đó tôi thấy ngứa, rát, phỏng da và rất lâu khỏi. Một thời gian sau, con tôi cũng bị những biểu hiện giống của tôi. Xin hỏi tôi phải làm gì để phòng tránh và cách xử trí như thế nào?

Nguyễn Lan Hương (Quảng Bình)

Các vị trí thường bị côn trùng tấn công là những bộ phận bị lộ ra ngoài như mặt, đầu, cổ, tay, chân

Các vị trí thường bị côn trùng tấn công là những bộ phận bị lộ ra ngoài như mặt, đầu, cổ, tay, chân

Theo thư chị mô tả thì rất có thể chị và cháu đã vị viêm da do côn trùng đốt. Loại côn trùng có thể gây bệnh là côn trùng cánh cứng, có phấn và dịch như kiến kim, kiến gạo, kiến lác... Sở dĩ khi bị loài côn trùng này đốt có biểu hiện ngứa, rát, phồng da là do trong thân của chúng có chất pederin, giống như chất phospho ở con giời. Các vị trí thường bị côn trùng tấn công là những bộ phận bị lộ ra ngoài như mặt, đầu, cổ, tay, chân.

Với biểu hiện là các nốt đỏ thì chị có thể điều trị tại nhà bằng cách dùng nước muối loãng hoặc nước vôi loãng chấm lên vết thương 3-4 lần một ngày nhưng cần làm nhẹ nhàng, tránh trầy xước da. Nếu đau rát nhiều, chị nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để được khám và sử dụng thuốc phù hợp. Chị không nên tự ý dùng thuốc vì nếu dùng thuốc không đúng hay dị ứng sẽ làm lu mờ triệu chứng gây khó chẩn đoán chính xác.

Lưu ý, khi bị côn trùng đốt, chúng ta không nên áp dụng những biện pháp dân gian như nhai gạo nếp hay đỗ xanh để đắp lên tổn thương vì dễ gây nhiễm khuẩn nặng mà cần giữ vệ sinh sạch sẽ và khám bác sĩ nếu cần. Để tránh không bị côn trùng đốt, chị cần vệ sinh sạch sẽ môi trường quanh nhà, không để loài côn trùng này có nơi trú ngụ, bên cạnh đó, chị cũng có thể phun thuốc diệt kiến và côn trùng cả trong và ngoài nhà.

 

Nguyễn Thị Thanh Loan

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:40 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:22 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:46 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:57 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:53 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới