Tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ có những biểu hiện nào?

Thứ tư, 14:17:08 28/11/2018
Sự thật về những đứa trẻ chậm nói tự kỷ và chậm nói thông thường mẹ cần biết.

Bác sĩ ơi cho cháu hỏi: con gái cháu 4 tuổi, bé chậm nói và rất nghịch. Cháu cho bé đi mẫu giáo từ lúc 18 tháng, giờ cháu 4 tuổi mà mà vẫn chưa nói thạo. Cháu hát được nhiều bài hát, biết kể tên cô và các bạn ở lớp, nhận biết màu sắc nhưng nói chuyện thì vẫn chưa biết trả lời. Bé rất nghịch, hiếu động, biết tự đi tiêu tiểu gọi mẹ. Nhưng khi hỏi chuyện bé thường không trả lời dược, trước đây bé hay nói theo, mình hỏi gì bé thường nói y vậy. Xin Bác sĩ cho cháu lời khuyên.

Tư vấn từ BS. Lê Huy Tuấn-Chuyên khoa Sản-Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội:

Chào bạn!

Với những biểu hiện của bé thì điều đáng sợ nhất là bé mắc chứng tăng động giảm chú ý. Nguyên nhân của căn bệnh trên là do có bất thường về não. Có thể trong thời gian mang thai mẹ bị nhiễm virus có sang chấn trong quá trình sinh nở trẻ bị ngạt, khó sinh... Ngoài ra, cũng phải nhắc đến yếu tố di truyền.

Triệu chứng của bệnh tăng động giảm chú ý:

- Thời gian chú ý: Trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý thường khó tập trung chú ý trong một khoảng thời gian nào đó. Chúng thường dễ bị chia trí bởi những tác động bên ngoài.

- Mức độ hoạt động: Thường thì những trẻ mắc chứng này đều có mức độ hoạt động cao hơn so với trẻ cùng độ tuổi. Chúng hoạt động không ngơi nghỉ, lúc nào cũng cựa quậy và rất khó ngồi yên được một lúc lâu.

- Ương ngạnh: Trẻ thường có thái độ cố chấp và phản kháng lại những sự thay đổi của môi trường xung quanh hoặc thay đổi của những sự việc mà chúng đã quen thuộc.

- Những biểu hiện cảm xúc khác: Trẻ bị hội chứng tăng động giảm chú ý thường dễ có khuynh hướng hay gây gổ, sinh sự với người khác. Do đó, chúng sẽ thường xuyên bị hăm dọa hơn những trẻ khác dù ở ngay chính trong môi trường của chúng. Để phản ứng lại chúng có thể có hai thái độ: hoặc là tự rút lui chịu thua, hai tà tìm cách gây gổ.

- Lời nói: Nói nhiều nhưng không sõi, ngọng, thay vì nói là la hét.

Các biểu hiện trên kéo dài liên tục trên 6 tháng, thường xuất hiện trước 6 tuổi cần đưa trẻ đi kiểm tra tại khoa Tâm bệnh bệnh viện Nhi nhé.

Để điều trị cho trẻ mắc bệnh này, các bác sĩ khuyên người lớn nên thay đổi cách ứng xử với con cái, hạn chế đánh mắng trẻ, giảm tối đa thời gian xem tivi, mỗi ngày chỉ nên cho trẻ xem 30 phút. Bên cạnh đó, việc tập luyện cũng rất quan trọng, nên cho trẻ đi chơi, tiếp xúc với bạn bè, tập đi bộ, mát- xa da cho trẻ... Phát hiện sớm, kiên trì điều trị trong 3-6 tháng sẽ thấy hiệu quả. Đối với trẻ phát hiện sớm dưới 3 tuổi, khi chơi nên bỏ từng thứ đồ chơi ra một, không nên để cả đống, nhờ trẻ làm việc vặt nhẹ nhàng, chơi đồ chơi xong nên dạy trẻ cất dọn gọn gàng, cho trẻ chơi xếp hình, tô màu, vẽ tranh...

Đối với những trẻ lớn mới phát hiện, nên lập thời gian biểu bằng hình vẽ vì dễ tác động đến trẻ hơn bằng chữ. Việc tập viết, tập cho trẻ trình bày với người lớn rất quan trọng. Khi học tập nên cho trẻ vào phòng yên tĩnh tạo sự tập trung. Ở lớp cô giáo cho trẻ ngồi bàn đầu và cho làm một chức nào đó để trẻ chuyển từ hoạt động hỗn loạn sang định hướng.

Chúc bé mọi điều tốt lành!

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:45 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:23 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:47 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:53 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:53 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới