PGS.TS.BS. Nguyễn Lân Hiếu tư vấn chăm sóc trẻ phẫu thuật tim bẩm sinh

Chủ nhật, 16:06:09 02/12/2018
Bệnh tim bẩm sinh bao gồm các dị tật của buồng tim, van tim, vách tim, các mạch máu lớn, xảy ra ngay từ lúc còn ở thời kỳ bào thai.

Bệnh tim bẩm sinh (TBS) có nguyên nhân là những dị tật tim từ trong bào thai xuất hiện từ giai đoạn bào thai, tiếp tục tồn tại cho đến khi thai nhi sinh ra và được phát hiện.

Chương trình có sự tham gia của:

PGS.TS.BS. Nguyễn Lân Hiếu (Phó Giám đốc Trung tâm Tim Mạch – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội – Giảng viên bộ môn Tim Mạch – ĐH Y Hà Nội).

BTV Kim Ngân: Nước mắt, hoang mang lo lắng chính là tâm trạng chung của những người chúng tôi gặp tại những gia đình có trẻ bị bệnh. Có 1 gia đình, cả cha và mẹ đều nghỉ việc ngồi ôm con khi biết con mắc bệnh. Ánh mắt, lời kể của họ thể hiện sự hoang mang không biết tình trạng của con mình sẽ đi đâu về đâu. Có trường hợp ở Tây Nguyên, cả cha mẹ mà còn cả buôn làng đón bác sĩ về chữa bệnh như đón 1 vị cứu tinh.

PGS.TS.BS. Nguyễn Lân Hiếu: Cái khó nhất đối với chúng tôi chính là sự thiếu hiểu biết của cha mẹ đối với căn bệnh này. Họ tìm hiểu nhưng thấy nhiều thông tin trái chiều nên càng hoang mang hơn. Việc của chúng ta là cùng giúp họ bình tĩnh để sáng suốt lựa chọn đúng phương pháp chữa bệnh cho các bé.

BTV Kim Ngân: Những dấu hiệu nào cho thấy trẻ bị bệnh TBS cha mẹ cần lưu ý?

PGS.TS.BS. Nguyễn Lân Hiếu: 1 là trẻ sinh ra tím, bú mẹ thì khóc, 2 là trẻ nhiễm trùng viêm phổi tái diễn trong thời gian dài, chậm lên cân mồ hôi trộm, không mọc tóc bình thường, ngất, xỉu, mất ý thức thoáng qua. Cha mẹ hãy đưa con đến cơ sở y tế bác sĩ có nghe được tim của con để phát hiện sớm bệnh.

BTV Kim Ngân: Hầu như gia đình có trẻ bị bệnh đều rất nghèo và không ý thức được tình trạng của con mình. Khi bác sĩ tới thì đó thực sự là lần đầu cha mẹ đưa con đi khám và vào bệnh viện Anh có ý kiến gì về việc nâng cao trình độ dân trí hiện nay để sớm phát hiện bệnh? Theo tôi được biết, một đứa trẻ đã từng được phát hiện bệnh nhờ 1 cô giáo vùng cao. Khi biết tin có đoàn bác sĩ khám chữa bệnh miễn phí tới, cô giáo đó đã báo cho bố mẹ, đưa học sinh tới khám và nhờ vậy cháu đã khỏi bệnh. Rõ ràng sự hiểu biết của cô giáo đã cứu sống đứa trẻ này.

PGS.TS.BS. Nguyễn Lân Hiếu: Khó khăn lớn nhất là chính nhân viên y tế cũng chưa hiểu hết được căn bệnh này. Do đó, việc đầu tiên chúng ta phải nâng cao trình độ nhân viên y tế. Các bác sĩ cần giải thích 1 cách dễ hiểu nhất, đừng dùng quá nhiều từ chuyên môn để người bệnh có thể hiểu được rõ ràng vấn đề trước, trong và sau phẫu thuật.

BTV Kim Ngân: Con em năm nay 4 tuổi vừa rồi có chương trình khám sàng lọc cho trẻ em dưới 6 tuổi tại trường của bé, phát hiện bé bị tim ba vành, từ nhỏ vết ngăn đó vẫn chưa phát triển, BS cho em hỏi tim ba vành có cần phải mổ từ giờ hay chờ bé lơn mới mổ ạ? Nếu mổ có khả năng tái phát không ạ? Em xin cảm ơn!

PGS.TS.BS. Nguyễn Lân Hiếu: Thứ nhất xin khẳng định với bạn không có bệnh tên là tim ba vành như vậy. Có thể trường hợp của cháu là tim có vách ngăn hoặc bệnh động mạch vành. Nếu được khám thì hoàn toàn có thể chữa được, bạn nên kiểm tra lại chẩn đoán và nhờ bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị.

PGS.TS.BS. Nguyễn Lân Hiếu (Phó Giám đốc Trung tâm Tim Mạch – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội – Giảng viên bộ môn Tim Mạch – ĐH Y Hà Nội).

PGS.TS.BS. Nguyễn Lân Hiếu (Phó Giám đốc Trung tâm Tim Mạch – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội – Giảng viên bộ môn Tim Mạch – ĐH Y Hà Nội).

BTV Kim Ngân: Thưa bác sĩ con em nay đã hơn 7 tháng tuổi cân nặng chỉ được 4.8kg và được bác sĩ ở Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết cháu bị bệnh tim bẩm sinh (Thông liên nhĩ lỗ thứ phát 4.2mm, hở động mạch chủ 1/4) trước đây cháu vẫn ăn và bú bình thường. Mọi hoạt động của cháu hầu như chậm hơn rất nhiều so với tuổi. Mấy ngày gần đây sức khỏe không tốt lắm do cháu bị ho và đi khám thì bác sĩ cho biết bị viêm phổi. Vậy xin hỏi bác sĩ tình trạng bệnh của con em có nặng lắm không? Và cháu có khả năng tự bít lỗ thông không? Làm thế nào để cháu được tăng cân? Vợ chồng em rất lo lắng xin bác sĩ tư vấn giúp vợ chồng em với. Em cảm ơn bác sĩ.

PGS.TS.BS. Nguyễn Lân Hiếu: Nếu trẻ bị bệnh thông liên nhĩ thì đó không phải là biểu hiện bệnh. Có thể cháu bị thông liên thất kích thước vừa. Hoặc bệnh khác tương tự như thông liên thất Bạn yên tâm vì nếu vậy, đây là bệnh hay gặp nhất trong các bệnh tim bẩm sinh (TBS).

BTV Kim Ngân: Chào bác sĩ con tôi bị block nhĩ thất hoàn toàn. Cháu đã được cấy máy tạo nhịp cách đây 1 tháng. Bác sĩ cho tôi hỏi con nhà tôi có khả năng bình phục không và cách chăm sóc cháu sau phẫu thuật như thế nào là tốt nhất?

PGS.TS.BS. Nguyễn Lân Hiếu: bác sĩ  sẽ cấy 1 dụng cụ tạo nhịp để tim cháu đập theo nhịp. Vị trí cấy sẽ là trên vai nếu bé > 10 kg, hoặc trên bụng. Hai cách này được áp dụng rất nhiều. Anh cần chú ý vết rạch sau can thiệp, vệ sinh sạch sẽ và theo dõi diễn biến của vết thương. Chú ý tình trạng dị ứng của vết thương để phát hiện dấu hiệu bất thường và báo bác sĩ.

Đặng Thị Hòa (32 tuổi, Hậu Lộc, Thanh Hóa): Thưa bác sĩ, con em 3 tuổi, mới được chẩn đoán tim bị hẹp động mạch chủ. Em nghe nói cây râm bụt có thể chữa bệnh tim. Vậy thông tin này có đúng không? Em có thể dùng loại cây này chữa bệnh cho con không?

PGS.TS.BS. Nguyễn Lân Hiếu: Không có chuyện đó. Ngay cả thuốc cũng khó chữa khỏi bệnh thì làm sao loại cây này chữa được. Các bạn đừng nghe hoàn toàn mọi thông tin truyền miệng chưa được chứng minh mà cần chọn lọc thông tin để có thể chữa trị tốt nhất. Các bệnh viện tại Hà Nội TP HCM, Huế, An Giang, Cần Thơ đều có thể chữa được bệnh TBS. TBS biến chứng nguy hiểm là đột tử nên bạn cần đặc biệt chú ý. Đừng chần chừ nữa, cũng đừng nghe thông tin về râm bụi nữa mà hãy đến ngay bệnh viện để khám cho cháu.

Hoàng Thu Giang (28 tuổi ở Giao Thủy, Nam Định): Thưa bác sĩ, hôm qua cháu vừa đưa con đi khám thì biết con bị tim bẩm sinh. Bác sĩ hẹn mai đến kiểm tra lại để xác định mức độ cụ thể như thế nào. Trước đó con cháu bị khó khè kéo dài, có đi khám và uống thuốc nhưng không đỡ. Cháu cứ nghĩ do thay đổi thời tiết nên bé bị như vậy. Cháu bối rối quá không biết phải làm gì bây giờ. Cháu nghe nói trên Lạng Sơn có một người đàn ông dân tộc Tày có thể chữa bệnh tim bằng thuốc Nam. Cháu có lên thử phương pháp này trước không ạ vì con bệnh nhà giàu mà cha mẹ hoàn cảnh khó với cả con còn nhỏ, cháu rất sợ rủi ro nếu phẫu thuật cho con. Xin bác sĩ tư vấn giúp cháu.

PGS.TS.BS. Nguyễn Lân Hiếu: Theo tôi, bạn cần bình tĩnh đến gặp bác sĩ để kiểm tra lại. Hãy ghi rất rõ chẩn đoán của bác sĩ, sau đó tìm hiểu trên các trang web uy tín, lựa chọn 1 bệnh viện uy tín, thuận lợi để khám và chữa. Sau khi được tư vấn, hãy chuẩn bị phẫu thuật. Đừng đứng núi này trông núi nọ. Tuyệt đối không đi ông lang. Bạn đừng quá lo vấn đề kinh tế. Xã hội đang rất quan tâm đến trẻ bị TBS như sự hỗ trợ y tế (trẻ

Nguyễn Văn Nam (Khoái Châu, Hưng Yên): Con em được hơn 4 tháng tuổi. Gia đình em phát hiện cháu bị tim bẩm sinh thông liên nhĩ lỗ thứ phát. Cháu có thể điều trị bằng thuốc hay phải làm phẫu thuật ạ? Và chi phí tư phẫu thuật đến theo dõi sau phẫu thuật khoảng bao nhiêu ạ?

PGS.TS.BS. Nguyễn Lân Hiếu: thông liên nhĩ lỗ thứ phát đứng hạng thứ 7 trong các bệnh TBS và có thể chữa được. Bệnh không thể dùng thuốc uống để chữa mà chúng ta phải can thiệp, mất khoảng 1 ngày nằm viện. Sau phẫu thuật, trẻ có thể khỏe mạnh như bình thường. Bạn hãy hoàn toàn yên tâm chữa ở Việt Nam. Bác sĩ Việt  có khả năng chữa được nhiều ca như con bạn. Con bạn 4 tháng tuổi thì có thể được bảo hiểm y tế chi trả rất nhiều.

Nguyễn Thu Hà (33 tuổi, Vinh, Nghệ An) hỏi: Thưa bác sĩ, con em được chẩn đoán bị tim bẩm sinh và yêu cầu phải phẫu thuật nhưng em nghe quá nhiều thông tin nhiều trẻ tử vong vì phải đợi mổ quá lâu. Em nên mổ tim cho con tại đâu và phải làm gì, kiêng khem gì cho con trong quá trình ở viện?

PGS.TS.BS. Nguyễn Lân Hiếu: Lãnh đạo ở TP Vinh rất quan tâm đến lĩnh vực tim mạch TBS thông thường có thể chữa được ở 2 bệnh viện Sản nhi Nghệ An và Bệnh viện đa khoa Nghệ An. Bác sĩ sẽ thăm khám và chữa được cho bé. Nếu nặng có thể mời bác sĩ ở nơi khác hoặc bàn thêm về cách chữa. Quan trọng là đặc biệt tin tưởng các bác sĩ. Tỷ lệ rủi ro phẫu thuật rất nhỏ so với trẻ bị TBS không được chữa trị. Vấn đề đáng sợ nhất là nhiễm trùng do lạm dụng kháng sinh Do đó, bạn cần phải giữ gìn cho trẻ, tránh bị nhiễm trùng, gây tác động tiêu cực tới quá trình điều trị.

Thu Hiền ([email protected]): Con tôi 1.5 tuổi vừa phẫu thuật tim 2 tuần trước. Bác sĩ bảo cần ăn 4-8 bữa 1 ngày. Trước con tôi đã rất biếng ăn, giờ cháu cứ ăn vào là nôn. Việc ăn đúng số bữa này rất khó khăn với gia đình tôi. Cháu rất thích ăn đồ mặn, nên cứ chờ tôi ra ngoài là bốc muối ăn. Tôi phải làm sao bây giờ?

PGS.TS.BS. Nguyễn Lân Hiếu: Cháu có vấn đề về suy tim Ở tình trạng này, cháu nên được dùng thuốc đặc trị. Cháu mổ xong sẽ lên cân nhanh. Đây là thời gian bù lại cân nặng cho trẻ. Bạn hãy gửi cháu đến trung tâm dinh dưỡng thuộc viện dinh dưỡng để được tư vấn để tránh nguy cơ biến chứng sau mổ. Chỉ cần lên 1 chút thôi thì tỷ lệ biến chứng cũng giảm rất nhiều các bệnh viện đều có thể tư vấn dinh dưỡng cho bạn.

Quỳnh Giao (Chương Mỹ, Hà Nội): Con tôi 3 tuổi, mổ tim tháng trước. Khoảng 2 tuần sau mổ cháu ăn bình thường, khoảng 6 bữa/ngày, hầu như ăn đồ mềm, loãng, tuy hơi uể oải nhưng cũng ăn hết. Tuy nhiên, khoảng 2 tuần gần đây, cháu bỗng dưng ăn khá nhiều và luôn đòi thức ăn và ăn ngấu nghiến. Thậm chí, cháu còn trốn bố mẹ ăn đồ đóng gói nhưu bim bim, thịt bò khô, bánh mặn. Tôi không biết nên mừng hay lo nữa. Liệu đây có là hiện tượng đáng lo ngại không bác sĩ? Tôi sợ sau bệnh tim, cháu lại bị béo phì do ăn uống lung tung như thế này mất?

PGS.TS.BS. Nguyễn Lân Hiếu: Hãy nghĩ con mình như 1 cháu bé bình thường. Tôi luôn dặn cha mẹ trẻ đừng tẩm bổ quá nhiều cho con, cháu sẽ có thói quen ăn uống không tốt Bạn cứ giữ đúng chế độ ăn cho trẻ. Hạn chế tinh bột protein Đừng quá phân biệt cháu với những đứa trẻ bình thường vì cháu vừa mổ tim.

BTV Kim Ngân: Con tôi 2.5 tuổi, hiếu động từ nhỏ. Vừa mổ tim được 2 tháng, cháu đã chạy nhảy suốt ngày. Khi quá mệt, cháu chỉ ngừng lại để thở rồi lại chạy tiếp. Nhìn con mồ hôi đầm đìa nhưng tôi không thể bảo cháu ngồi 1 chỗ được. Các bác sĩ bảo cháu không được vận động mạnh nên tôi rất lo. Tôi có nên dùng biện pháp cuối cùng là trói cháu 1 góc nhà hoặc nhốt vào nhà kho không bác sĩ. Làm vậy thì thương quá, nhưng tôi phải làm sao bây giờ?

PGS.TS.BS. Nguyễn Lân Hiếu: Đừng quá lo lắng về việc dụng cụ trong người con bị ‘rơi’ ra ngoài, Cháu chơi nhảy thì cứ để cháu tự nhiên vì cháu đang trở lại cuộc sống bình thường. Cần tránh nguy cơ nhiễm trùng nên không cho cháu chạy quá nhiều dễ ngã, nhiễm trung, xước xát chảy máu chân tay.

   

Nguyễn Thị Thanh Loan

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:38 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:18 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:47 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:53 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:52 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới