ok:Trẻ bị điếc có thể nghe và nói được nhờ cấy ốc tai điện tử

Chủ nhật, 08:39:14 02/12/2018
Cấy ốc tai điện tử là cách điều trị tiên tiến nhất hiện nay đối với những đứa trẻ bị điếc bẩm sinh. Đây là cơ hội giúp những em bé tàn tật do bị điếc bẩm sinh có thể nghe và nói được, hòa nhập cộng đồng và phát triển như những em nhỏ khác.

PGS.TS Cao Minh Thành, Trưởng khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, theo thống kê trên thế giới, cứ 1000 trẻ sinh ra thì có 5 em bị điếc bẩm sinh. Nếu tính theo tỷ lệ sinh của Việt Nam (năm 2013),  có từ 1,2 – 1,3 triệu trẻ sinh ra thì có khoảng 6000 trẻ sinh ra nghe kém  và điếc bẩm sinh, trong đó 75% trẻ cần phải được cấy ốc tai điện tử, tương đương với 3500 - 4000 trẻ cần phẫu thuật cấy ốc tai điện tử mỗi năm.

PGS.TS Cao Minh Thành, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, theo thống kê trên thế giới, cứ 1000 trẻ sinh ra thì có 5 em bị điếc bẩm sinh.

PGS.TS Cao Minh Thành, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, theo thống kê trên thế giới, cứ 1000 trẻ sinh ra thì có 5 em bị điếc bẩm sinh.

Phẫu thuật cấy ốc tai điện tử giúp trẻ tàn tật  trở thành người bình thường

Khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Báo Sức khỏe&Đời sống vừa tiến hành truyền hình trực tiếp ca phẫu thuật thứ 115 cấy ốc tai điện tử cho một bệnh nhi 5 tuổi. Em bé tên là Chúc Minh Tâm, ở Bắc Giang, em bị điếc bẩm sinh và đã được bác sĩ và gia đình quyết định điều trị bằng cấy ốc tai điện tử.

Ca phẫu thuật do PGS.TS Cao Minh Thành tiến hành rất thành công với một bên tai được cấy một ốc tai điện tử. Lần đầu tiên được xem cận cảnh một ca mổ được truyền hình trực tiếp trên báo suckhoedoisong.vn, lại chính là ca cấy ốc tai điện tử cho con gái mình, chị Nguyễn Thị Huệ, mẹ cháu Chúc Minh Tâm chia sẻ: “Là một người mẹ, tôi chỉ có mong muốn duy nhất là con mình khỏe mạnh, sau này cháu có thể nghe được, nói được rõ ràng để đến trường đi học cùng bạn bè trang lứa”.

Theo lời kể của chị Huệ, trước đây, bé Tâm ăn ngủ, sinh hoạt bình thường, tuy nhiên, cháu gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp, mọi người trong gia đình muốn nói chuyện với cháu nhưng cháu không nghe được; hoặc gặp khó khăn trong giao lưu với bạn bè, đi học khó tiếp thu bài giảng… Khoảng gần một năm nay, thấy Tâm ngày càng có biểu hiện rõ ràng về việc không nhận biết được âm thanh bên ngoài nên gia đình đã đưa cháu đến bệnh viện để đo thính lực và mua máy trợ thính để đeo nhưng cháu vẫn không nhận biết được âm thanh.

 

PGS . TS Thành cho biết, nếu một đứa trẻ sinh ra không nghe được chắc chắn sẽ không nói được và sẽ trở thành trẻ bị câm điếc, tức là sẽ trở thành một người tàn tật hoặc khuyết tật, tạo gánh nặng lớn cho gia đình và xã hội.

Tuy nhiên với việc ra đời của kỹ thuật cấy điện cực ở ốc tai đã mang lại cơ hội lớn cho những đứa trẻ bị điếc bẩm sinh trở thành những đứa trẻ gần như bình thường trong xã hội, có khả năng và cơ hội để phát triển như những đứa trẻ khác.

Trường hợp của bé Tạ Linh N. (sinh năm 2009, tại Hoàng Mai, Hà Nội) là một ví dụ điển hình. Chị Đoàn Thị H. - mẹ bé cho hay, cháu được phát hiện nghe kém bẩm sinh lúc 20 tháng tuổi. Gia đình đã cho sử dụng máy trợ thính một thời gian nhưng không thấy con đáp ứng với âm thanh tốt nên tìm hiểu về cấy ốc tai điện tử.

“Tới khi còn 30 tháng tuổi thì cấy tài thứ 1 và đến 34 tháng tuổi thì gia đình can thiệp cấy tài thứ 2 cho con đều ở BV Đại học Y Hà Nội. Sau 4 năm cấy ốc tai điện tử, đến nay, Lĩnh N. có thể giao tiếp và hòa nhập bằng hai ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Việt. Hiện cháu đi học trường tiểu học giống như các bạn bình thường”- chị H. vui mừng cho biết.

Phát hiện và can thiệp sớm trẻ bị điếc, cơ hội nghe nói được càng cao

PGS Thành khuyên những người chăm sóc trẻ cần lưu ý quan sát trẻ ngay từ những tháng đầu đời, bởi ngay từ khi mới sinh ra trẻ đã bắt đầu có tuổi nghe, vì nếu không nghe được trẻ sẽ không nói được. Để phát hiện sớm trẻ nghe kém hay bị điếc bẩm sinh, cha mẹ cần theo dõi những phản ứng của trẻ. Ví dụ như trẻ 5-6 tháng đang ngủ mà gây tiếng động mạnh trẻ không có đáp ứng gì hoặc trẻ 7-8 tháng gọi mà không phản ứng, người lớn cần đưa trẻ đi khám  ngay.

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hiện nay tại nhiều cơ sở y tế bệnh viện đã có khám sàng lọc sơ sinh để phát hiện sớm trẻ bị điếc bẩm sinh, tuy nhiên tỷ lệ này không cho kết quả chính xác liệu một đứa trẻ có bị điếc bẩm sinh hay không. PGS Thành giải thích, nếu một đứa trẻ trong diện nghi ngờ điếc bẩm sinh, cha mẹ không nên quá lo lắng, bởi sau 6 tháng trẻ sẽ phải khám lại. Nếu kết quả khám khẳng định trẻ bị điếc bẩm sinh, cần phải đợi đến tháng thứ 9 đo và kiểm tra lại lần nữa mới xác định chính xác được.

Vì sàng lọc sơ sinh mặc dù có hiệu quả nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ những trẻ có nguy cơ nhưng khám sàng lọc không phát hiện ra hay những đứa trẻ nằm trong nhóm nguy cơ nhưng khám sàng lọc trẻ lại bình thường.

Khi phát hiện ra một trẻ bị điếc bẩm sinh, trẻ cần phải được can thiệp sớm, kể cả phẫu thuật.Thời điểm vàng để tiến hành phẫu thuật cấy ốc tai điện tử cho trẻ là từ 12 – 24 tháng tuổi. Thực tế đã chứng minh, những đứa trẻ được phẫu thuật ở độ tuổi này có khả năng nghe, phát triển ngôn ngữ  gấp đôi so với trẻ phẫu thuật lúc được 48 tháng tuổi chẳn hạn. Do đó, cấy càng sớm, khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ và hòa nhập cộng đồng càng tốt.

Nguyễn Thị Thanh Loan

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:40 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:27 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:41 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:54 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:49 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới