Chủ quan không tiêm phòng vắc-xin uốn ván là một sai lầm

Thứ Hai, 23:43:03 12/11/2018
Người dân bị mắc bệnh uốn ván nhưng không được phát hiện, xử trí kịp thời nên dễ có nguy cơ dẫn đến tử vong

Tại một số địa phương, thời gian qua vẫn còn các trường hợp người dân bị mắc bệnh uốn ván nhưng không được phát hiện, xử trí kịp thời nên dễ có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Vì vậy, đừng chủ quan trước vấn đề này nếu bị các vết thương, xây xát da do tai nạn lao động hay giao thông gây ra; thậm chí có thể bị uốn ván sơ sinh khi chưa được tiêm phòng vắc-xin uốn ván để ngăn ngừa hậu quả.

Đặc điểm của bệnh uốn ván

Uốn ván là một bệnh cấp tính có tỉ lệ tử vong cao do bị nhiễm ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra. Trực khuẩn này phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công vào các bản vận động thần kinh cơ làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ, đồng thời trên nền cơ co cứng đó sẽ dẫn đến tình trạng xuất hiện các cơn co giật Cơn co giật thường xuất hiện khi có kích thích nhưng cũng có thể xuất hiện một cách tự nhiên. Tùy theo mức độ bị nhiễm độc, vị trí vết thương, độ rộng vết thương cũng như điều kiện yếm khí tại vết thương mà bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng có thể là uốn ván khu trú như: uốn ván thể đầu, uốn ván thể giật một chi... hay uốn ván toàn thể.

Uốn ván có thời kỳ ủ bệnh khoảng từ 4 - 21 ngày, thông thường từ 7 - 10 ngày. Bệnh nhân bị tử vong do suy hô hấp rối loạn thần kinh thực vật và ngừng tim Ngoài ra, uốn ván sơ sinh là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở một số nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ; trái lại ở các nước phát triển thì đây là bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi.

Tỉ lệ tử vong do bệnh uốn ván gây nên tùy thuộc vào điều kiện hồi sức cấp cứu và điều trị sớm hay muộn nhưng khi đã bị nhiễm bệnh thường chiếm tỉ lệ tử vong rất cao, có thể từ 10 - 80%. Phương pháp điều trị bao gồm việc xử trí mở rộng vết thương để loại bỏ điều kiện yếm khí hạn chế trực khuẩn uốn ván phát triển, sử dụng kháng sinh đặc hiệu để diệt vi khuẩn kết hợp với liệu pháp huyết thanh kháng uốn ván, chống co giật và hồi sức cấp cứu.

Tuy vậy bệnh uốn ván có thể phòng ngừa dễ dàng do sử dụng vắc-xin uốn ván. Ngoài các loại vắc-xin uốn ván đơn thuần, trên thực tế cũng có loại vắc-xin uốn ván được sản xuất thường phối hợp với vắc-xin phòng bệnh bạch hầubệnh ho gà Uốn ván có thể phòng ngừa bằng cách sử dụng các loại vắc-xin đơn thuần hoặc các loại vắc-xin phối hợp phòng các bệnh khác như bạch hầu ho gà. Loại vắc-xin uốn ván truyền thống được sử dụng phần lớn là vắc-xin uốn ván hấp thụ.

Vắc-xin uốn ván TT: có thời gian bảo vệ trong vòng 5 năm. Chúng có tác dụng gây miễn dịch cơ bản bằng cách dùng 2 liều cách nhau ít nhất 30 ngày; từ 6 - 12 tháng sau tiêm nhắc lại liều thứ 3. Đối với phụ nữ tuổi sinh đẻ, phải tiêm đủ 5 liều; liều 1 tiêm ở tuổi dậy thì càng sớm càng tốt; liều 2 cách liều thứ nhất ít nhất 30 ngày; liều 3 cách liều thứ hai ít nhất 6 tháng hoặc khi có thai; liều 4 cách liều thứ ba ít nhất 1 năm hoặc khi có thai lần sau; liều 5 cách liều thứ tư ít nhất 1 năm hoặc khi có thai lần sau. Đối với phụ nữ có thai nhưng chưa tiêm vắc-xin lần nào thì gây miễn dịch cơ bản bằng 2 liều, liều 1 được tiêm ngay khi có thai và liều 2 tiêm trước khi sinh ít nhất 30 ngày.

Vắc-xin uốn ván Tetanus toxoid vaccine adsorbed: có thời gian bảo vệ trong vòng 5 năm. Chúng được sử dụng để phòng bệnh uốn ván ở trẻ em và người lớn, đặc biệt là những người dễ bị phơi nhiễm với trực khuẩn uốn ván như: phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ; người làm vườn, nông dân, vận động viên... thường tiếp xúc với môi trường bên ngoài dễ nhiễm khuẩn Phải tiêm 2 liều 0,5ml cách nhau từ 4 - 6 tuần. Khoảng 6 tháng đến 1 năm sau tiêm nhắc lại thêm 1 liều 0,5ml để tạo miễn dịch lâu dài. Cứ 5 - 10 năm sau lại tiêm tiếp 1 liều 0,5ml để tạo được mức độ bảo vệ cao. Đối với trường hợp phòng ngừa uốn ván cho trẻ sơ sinh cần tiêm liều vắc-xin miễn dịch cơ bản cho người mẹ ngay khi có thai; phụ nữ đã được tiêm 2 liều trước khi có thai sẽ được bảo vệ chống lại uốn ván sơ sinh Ngoài ra, các trẻ em sinh ra từ những người mẹ đã mang tính miễn dịch này trong vòng 5 năm cũng sẽ được bảo vệ khỏi bị uốn ván sơ sinh. Tuy vậy, nếu sau 5 năm thì cần phải được tiêm nhắc lại. Đối với những người bị thương, nếu đã được gây miễn dịch cơ bản đầy đủ bằng vắc-xin hoặc đã được tiêm liều vắc-xin nhắc lại trong vòng 5 năm thì không cần tiêm nữa; nếu đã quá 5 năm và nghi ngờ bị nhiễm uốn ván thì tiêm ngay liều vắc-xin 0,5ml. Đối với các trường hợp có tiền sử tiêm vắc-xin không rõ, cần tiêm 1.500 đơn vị quốc tế huyết thanh kháng uốn ván phối hợp với 1 liều vắc-xin 0,5ml bằng 2 bơm tiêm ở 2 vị trí khác nhau. Nếu có điều kiện thì tiêm 250 đơn vị globulin miễn dịch uốn ván của người thay thế cho huyết thanh kháng uốn ván. Chú ý sau 2 tuần khi đã tiêm vắc-xin liều thứ nhất, phải tiêm liều vắc-xin thứ hai 0,5ml và sau 1 tháng phải tiêm liều vắc-xin thứ ba 0,5ml. Một điều cần quan tâm là nếu tiêm huyết thanh kháng uốn ván được bào chế từ huyết thanh ngựa thì phải thử phản ứng mẫn cảm của bệnh nhân trước khi sử dụng và lẽ dĩ nhiên phải chuẩn bị các phương tiện chống sốc khi tiêm huyết thanh kháng uốn ván.

Vắc-xin uốn ván Tetavax: cũng có thời gian bảo vệ trong vòng 5 năm. Sử dụng liều 0,5ml để tiêm bắp thịt hoặc tiêm sâu dưới da. Chúng có tác dụng gây miễn dịch cơ bản cho người lớn do tính kháng nguyên cao của vắc-xin; cần tiêm 2 liều 0,5ml cách nhau từ 4 - 6 tuần. Khoảng từ 6 - 12 tháng sau khi tiêm liều thứ hai, phải tiêm nhắc lại thêm liều thứ ba 0,5ml. Để duy trì tốt tính miễn dịch ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, 1 năm sau tiêm liều thứ tư, sau đó 1 năm tiêm tiếp liều thứ năm. Cần tiêm nhắc lại cứ mỗi sau 10 năm 1 liều vắc-xin 0,5ml. Đồng thời có thể tiêm vắc-xin cho phụ nữ đang có thai để phòng ngừa uốn ván sơ sinh bằng cách tiêm 2 liều cách nhau ít nhất từ 4 - 6 tuần; khoảng từ 6 - 12 tháng sau tiêm mũi thứ ba. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) người nhiễm HIV có hoặc không có triệu chứng cần được tiêm vắc-xin uốn ván Tetavax theo lịch tiêm phòng thông thường.

Ngoài các loại vắc-xin đơn thuần truyền thống đã nêu trên, hiện nay còn có các loại vắc-xin phối hợp để phòng các loại bệnh khác như vắc-xin bạch hầu-uốn ván hấp phụ DTVAX, vắc-xin bạch hầu-ho gà-uốn ván DTP, vắc-xin bạch hầu-ho gà-uốn ván-bại liệt Tetracoq, vắc-xin bạch hầu-ho gà-uốn ván-viêm gan B Tritanrix-HB, vắc-xin bạch hầu-uốn ván-ho gà-viêm gan b-viêm phổi và viêm màng não do Hemophilus ìnluenzae type b Quinvaxem... Sự sử dụng tất cả các loại vắc-xin đều phải được bác sĩ chỉ định, tư vấn và hướng dẫn.

Phạm Trung Hiếu

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:41 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:27 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:38 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:56 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:48 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới