BS Nguyễn Văn An: Nguyên nhân của hiện tượng tê bàn tay

Chủ nhật, 19:33:15 02/12/2018
Tê tay hay gặp trong đời sống hằng ngày, nhưng khi thấy thường xuyên bị tê hai bàn tay thì khi đó là dấu hiệu của bệnh lý nào đó.

Câu hỏi: Thưa Bác sĩ! Tôi năm nay 31 tuổi. Tôi bi tê bàn tay nên không đi xe máy xa được. Ngày xưa thì cứ đến mùa đông tôi bị đau 1 vài lần vào lúc nửa đêm. Tôi chỉ nghĩ nằm ngủ đè vào tay nên bị như vậy. Nhưng bây giờ tôi bị đau thường xuyên hơn, có khi cả lúc thức cũng bị đau, chỉ đau ở bàn tay và các ngón tay. Xin hỏi Bác sĩ tôi bị như vậy là bị bệnh gì và điều trị như thế nào? Cảm ơn Bác sĩ!

 

Hiện tượng tê bàn tay có thể do nguyên nhân thần kinh hoặc nguyên nhân mạch máu

Hiện tượng tê bàn tay có thể do nguyên nhân thần kinh hoặc nguyên nhân mạch máu

Trả lời:

BS. Nguyễn Văn An - Chuyên khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, cho biết:

Hiện tượng tê bàn tay của anh có thể do nguyên nhân thần kinh hoặc nguyên nhân mạch máu các bệnh lý về cột sống cổ như: thoái hóa cột sống cổ thoát vị đĩa đệm hẹp ống sống cột sống cổ,… gây chèn ép vào các rễ thần kinh gây đau và tê tay ở những vùng mà rễ và dây thần kinh tương ứng chi phối. Mức độ phổ biến của các bệnh lý này tăng lên theo tuổi. Những người có tính chất công việc nặng nhọc, vất vả, các bệnh lý này thường xuất hiện sớm và nhiều hơn. Ngoài ra, đối với bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ còn có thể xảy ra sau những chấn thương hoặc do làm việc, vận động sai tư thế. Điều trị tùy thuộc vào từng nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ khác nhau của mỗi bệnh bao gồm điều trị bằng thuốc (các thuốc giảm đau chống viêm thuốc giãn cơ) và điều trị bằng phẫu thuật.

Tình trạng tê tay này còn có thể xảy ra do hiện tượng kém tưới máu tới các chi. Mức độ bệnh ở mỗi người là khác nhau và phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện tượng này thường gặp khi thời tiết lạnh, các mạch máu ngoại vi thường có xu hướng co lại hoặc khi chi được giữ lâu ở một tư thế, kém vận động như khi lái xe,… làm giảm lưu lượng tuần hoàn tới chi. Để khắc phục tình trạng này cần phải giữ ấm cho các chi khi thời tiết lạnh và không nên làm việc quá lâu ở một tư thế mà sau khoảng 2 – 3 giờ cần thay đổi tư thế, vận động các khớp giúp tăng cường tưới máu tới các chi. Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, anh cần đi khám nội khoa để bác sĩ trực tiếp khám và làm các xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán, từ đó có phương án điều trị phù hợp.

Chúc anh mau khỏe!

Nguyễn Thị Thanh Loan

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:36 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:20 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:40 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:57 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:48 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới