Trẻ có đang phải chịu quá nhiều áp lực thi cử hay không?

Thứ bảy, 14:21:09 12/01/2019
Gần đây bạn thường thấy con mình mệt mỏi, đờ đẫn nhưng vẫn thức cả đêm không ngủ, thậm chí thường nóng giận vô cớ…?

Căng thẳng học hành khiến trẻ có những biểu hiện khác lạ mà các bậc cha mẹ nên quan tâm chú ý hơn để đưa ra lời khuyên động viên kịp thời.

1. Vô cớ nóng giận, nhiều lúc lại đờ đẫn

Ôn thi trong những ngày hè nóng bức, oi ả, bài vở nhiều môn chất đống cộng thêm việc cha mẹ hàng ngày thúc giục… khiến tinh thần của nhiều sĩ tử 'xuống dốc không phanh'. Nhiều lúc nổi nóng với mọi người vì những lí do không đâu, thậm chí là giận cá chém thớt, nhiều lúc lại thần thờ như khúc gỗ, chẳng nói chẳng rằng.

Trước những kỳ thi, học sinh luôn phải dành hết thời gian vào bài vở

Trước những kỳ thi, học sinh luôn phải dành hết thời gian vào bài vở

Trong mùa thi nếu thấy con mình có những biểu hiện như vậy chứng tỏ các em đang quá lo lắng và sợ sệt với kì thi sắp tới, lo vì học mãi không hết, lo sợ cảm giác thi trượt sẽ thế nào. Đã đến lúc phải lấy lại cân bằng cho trẻ.

Cha mẹ nên làm gì? Lúc này, điều các con cần nhất là một tinh thần ổn định. Hãy dạy trẻ cách tự động viên mình: 'Bình tĩnh và cố gắng, mọi chuyện sẽ tốt hơn'. Bạn có thể dành thời gian chia sẻ những khó khăn trong học hành thay vì tra hỏi hay thúc giục sẽ chỉ khiến tinh thần trẻ tồi tệ hơn. Thắng lợi về tinh thần là chiến thắng tiên quyết.

2. Học trước quên sau

Trẻ phải nhồi nhét cùng lúc nhiều môn học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có môn cần học thuộc nhưng có môn lại cần tính toán, lý, hóa. Đây là nguyên nhân khiến trẻ loạn mắt và loạn óc, nhầm lẫn nhiều thứ. Cha mẹ thấy trẻ học trước quên sau, nhiều khi nhầm lẫn môn học, có khi học xong cả buổi mà không biết mình đã học gì. Như vậy trẻ nhà bạn chắc chắn đang bị áp lực học tập.

Cha mẹ nên làm gì? Hãy khuyên trẻ thay đổi cách học, nên học xen kẽ các môn thay vì học một môn trong nhiều giờ liên tục. Trong một buổi tối, nên quy định thời gian học thuộc lòng, làm bài tập, đặc biệt cần có thời gian nghỉ ngơi thư giãn giữa các môn học.

Những áp lực khiến trẻ không thể học tập trung, hiệu quả

Những áp lực khiến trẻ không thể học tập trung, hiệu quả

Hãy nhắc trẻ không nên để sát nút mới bắt tay vào học, 'no dồn đói góp' dễ bị 'bội thực' vì nhồi nhét quá nhiều thứ cùng lúc. Hơn nữa, nên căn dặn trẻ học những ý chính, những dạng bài và công thức tổng quát rồi đi vào chi tiết sẽ hiệu quả hơn.

3. Mệt mỏi nhưng không thể ngủ được

Trẻ có biểu hiện bên ngoài mệt rũ, lúc nào cũng bơ phờ mà không thể chợp mắt một lúc chính là triệu chứng của căng thẳng học tập khi sắp cận kề kì thi. Trẻ thường thức đêm học bài lâu ngày thành thói quen khó thay đổi dẫn đến mất ngủ Nếu không nhanh chóng giúp trẻ thay đổi thói quen và giờ giấc, trẻ sẽ mất tỉnh táo và giảm khả năng tiếp thu bài .

Điều cha mẹ nên làm là hãy khuyên trẻ tạm gác chuyện học và thoải mái vui vẻ 1 ngày bên gia đình và bạn bè. Cả gia đình có thể cùng đi xem phim hoặc ca nhạc mua sắm để tinh thần trẻ thư giãn, dễ chịu hơn. Đặc biệt cha mẹ nên chú ý đến dinh dưỡng cho các bạn ấy trong thời điểm quan trọng này để các bạn có đủ sức khỏe chiến đấu.

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:37 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:26 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:38 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:01 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:53 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới