Tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ - Bệnh không thể coi thường

Chủ nhật, 21:34:04 18/11/2018
Chỉ trong khoảng 2 tuần giữa tháng 7/2014 đã có 2 trường hợp trẻ tử vong do bệnh tiêu chảy cấp ở TP HCM.

Từ trước đến nay, nhiều người vẫn cho rằng tiêu chảy cấp là bệnh tiêu hóa thông thường vì ít có trường hợp nguy kịch xảy ra. Nhưng thực tế, trong năm nay đã có 2 trẻ tử vong do bệnh này.

Hiểu về bệnh là cách tốt nhất để phòng và trị bệnh hiệu quả

Người bệnh được chẩn đoán bị tiêu chảy cấp khi tiêu chảy kéo dài dưới 2 tuần, đại tiện > 3 lần/ngày, phân lỏng nhiều nước.

Không chỉ trẻ em mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh này. Khi nhiễm vi khuẩn sau 12-36 giờ người bệnh sẽ thấy xuất hiện các biểu hiện như đau bụng dữ dội vùng thượng vị và quanh rốn, đôi khi đau lan tỏa khắp bụng; buồn nôn và nôn nhiều lần tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân thối, nhiều nước, không mót rặn, trong phân có thể có lẫn thức ăn chưa tiêu; kèm theo có sốt cao 38-40oC, có rét run nhức đầu mệt mỏi khát nước môi khô, mắt trũng, tiểu ít…

- Nguyên nhân mắc bệnh và các con đường lây lan

Bệnh tiêu chảy cấp thường do các loại vi trùng tả thương hàn kiết lị, các loại vi-rút đường ruột... gây ra. Một người có thể nhiễm các vi trùng vi khuẩn này thông qua con đường ăn uống nhất là ăn phải các thực phẩm không đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm tươi sống như mắm tôm, mắm tép rau sống, hải sản tươi sống, tiết canh, rau quả, thức ăn chế biến sẵn mất vệ sinh hoặc thức ăn bị ô nhiễm do ruồi, nhặng, bụi, gió, tay bẩn... Hoặc bệnh cung có thể lây lan qua nguồn nước uống.

- Mức độ nguy hiểm của bệnh

Tiêu chảy cấp sẽ gây tình trạng mất nước và điện giải; ở nhiều mức độ khác nhau... và dễ dẫn đến rối loạn hấp thu dẫn đến suy dinh dưỡng Khi bị tiêu chảy cấp nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong do rối loạn nước và điện giải.

- Xử lý khi nghi ngờ bị tiêu chảy cấp

Khi phát hiện một người có những triệu chứng như nói trên, cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị. Do bệnh tiêu chảy cấp rất nguy hiểm vì tình trạng mất nước có thể dẫn đến tử vong, do đó việc bù nước là cực kỳ quan trọng.

Có thể bù nước cho người bệnh bằng nhiều cách như: Cho uống dung dịch oresol theo đúng tỉ lệ pha; uống nước cháo muối hoặc nước muối đường. Bên cạnh việc bù nước, người bệnh cần ăn thêm những thức ăn loãng dễ tiêu như cháo thịt, cá, súp… để giúp có sức khỏe Đối với trẻ em nếu bị tiêu chảy thì vẫn cho trẻ bú, ăn bình thường. Có thể chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần.

- Biện pháp phòng ngừa tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp là bệnh nguy hiểm, vì vậy, việc phòng bệnh là hết sức quan trọng.

Để phòng bệnh và ngăn ngừa dịch lây lan, biện pháp thiết thực nhất, đơn giản và hiệu quả nhất mà mọi người phải thực hiện là giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Nên rửa tay bằng xà bông diệt khuẩn trước khi chế biến thức ăn, trước và sau khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh.

Ngoài ra, một số biện pháp sau cũng cần được chú ý:

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín uống sôi. Không ăn rau sống không uống nước lã. Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua…

Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch: Nguồn nước ăn uống phải được bảo vệ không để bị ô nhiễm là rất quan trọng.

Phạm Trung Hiếu

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:36 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:27 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:40 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:57 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:50 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới