Tắc ruột ở trẻ em là bệnh gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh

Thứ Ba, 06:52:12 23/10/2018

Tắc ruột ở trẻ em là bệnh gì?

Tắc ruột ở trẻ em là tình trạng tắc nghẽn làm thức ăn hoặc dịch đi qua ruột non hoặc ruột già (đại tràng) bị dừng lại nguyên nhân gây tắc ruột có thể bao gồm các dãy sợi của mô trong bụng bị dính sau khi phẫu thuật viêm ruột (bệnh Crohn) viêm túi thừa thoát vịung thư đại tràng

Tắc ruột ở trẻ em là tình trạng thức ăn đi vào ruột bị dừng lại

Tắc ruột ở trẻ em là tình trạng thức ăn đi vào ruột bị dừng lại

Nếu không điều trị kịp thời, phần ruột bị tắc có thể chết, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, với việc chăm sóc y tế thích hợp, tắc ruột thường có thể được điều trị thành công.

Lồng ruột là nguyên nhân gây tắc ruột thường gặp nhất ở trẻ em dưới 3 tuổi Tuy nhiên, nguyên nhân của hầu hết các trường hợp lồng ruột ở trẻ em chưa được biết rõ.

Triệu chứng thường gặp

Tắc ruột ở trẻ em là do lồng ruột nên các triệu chứng của lồng ruột liên quan mật thiết đến bệnh này. Dấu hiệu đầu tiên nhận biết trẻ sơ sinh trẻ nhỏ khỏe mạnh bị lồng ruột là đột ngột khóc to do đau bụng trẻ sơ sinh bị đau bụng có thể kéo đầu gối vào ngực của chúng khi chúng khóc.

Cơn đau lồng ruột thường lặp đi lặp lại, thường mỗi 15-20 phút đầu tiên. Các cơn đau kéo dài và xảy ra thường xuyên hơn theo thời gian. Các dấu hiệu và triệu chứng thường xuyên khác của lồng ruột bao gồm:

Tắc ruột làm trẻ đau bụng và khóc rất to

Tắc ruột làm trẻ đau bụng và khóc rất to

- Phân trộn lẫn với máu và chất nhầy 

- Nôn mửa

- Một khối u trong bụng

- Ngủ lịm

- Tiêu chảy

- Sốt.

Nguyên nhân gây bệnh tắc ruột ở trẻ em

Ở trẻ em, nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tắc ruột là lồng ruột. Ruột có hình dáng như một ống dài. Trong lồng ruột, một phần ruột (thường là ruột non) trượt vào bên trong đoạn ruột ở gần

Trong một số trường hợp, sự tăng trưởng bất thường trong ruột có thể gây ra lồng ruột chẳng hạn như một polyp hay một khối u Nhu động bình thường tương tự như các cơn co thắt ruột chộp lấy điểm khởi đầu này và kéo nó cũng như niêm mạc ruột vào phần ruột phía trên. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp không thể xác định nguyên nhân gây ra lồng ruột.

Các nguyên nhân khác gây tắc ruột bao gồm:

- Thoát vị: Phần ruột nhô ra thành bụng của cơ thể

- viêm ruột các bệnh như bệnh Crohn

- Viêm túi thừa: Đây là tình trạng mà các túi nhỏ, phồng lên ở đường tiêu hóa trở nên bị viêm nhiễm

- Xoắn đại tràng

Nên hạn chế chất xơ, tăng cường chất lỏng để trẻ không bị mất nước

Nên hạn chế chất xơ, tăng cường chất lỏng để trẻ không bị mất nước

Điều trị tắc ruột ở trẻ em

Bạn có thể kiểm soát bệnh này cho trẻ bằng các biện pháp sau:

- Thay đổi chế độ ăn uống để ngăn chặn tình trạng tắc ruột. Những người dễ bị tắc ruột, cá nhân được chẩn đoán bị tắc ruột nên ăn bữa ăn nhỏ thường xuyên trong suốt cả ngày và áp dụng một chế độ ăn uống ít chất xơ loại bỏ ngũ cốc các loại hạt

- Tránh chất béo và các thực phẩm có dầu mỡ vì chúng khó tiêu hóa hơn, các loại thực phẩm tạo hơi như rau đậu hoặc nước giải khát

- Tránh mất nước bằng việc uống nhiều chất lỏng như nước súp, trà, nước trái cây và nước.

Nguyễn Lương

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:38 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:21 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:41 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:00 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:52 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới