Sử dụng corticoid dạng hít điều trị hen phế quản ở trẻ em cần lưu ý gì?

Chủ nhật, 09:50:03 26/08/2018
Hen phế quản (suyễn) là bệnh hô hấp mạn tính thường gặp nhất ở trẻ em. Trong điều trị và kiểm soát hen, loại thuốc corticoid đường hít thường được sử dụng. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng gây một số bất lợi cho trẻ.

Trẻ mắc hen dễ bị nhầm hoặc bỏ sót

Bệnh hen là một bệnh viêm mạn tính của đường thở. Tình trạng viêm làm cho đường thở rất nhạy cảm với các chất kích thích khác nhau. Khi tiếp xúc với các chất kích thích đường thở (chủ yếu là phế quản) sẽ phù nề co thắt, chứa đầy chất nhầy nên bị tắc nghẽn khiến cho bệnh nhân có cơn ho khò khè khó thở Thế nhưng, trên thực tế, việc chẩn đoán hen ở trẻ em thường bị chậm trễ, nhất là ở trẻ dưới 2 tuổi. Điều này tất yếu đã hạn chế hiệu quả điều trị: Trẻ thường xuyên bị lên cơn, phải nhập viện, thậm chí có thể tử vong

Để biết được trẻ mắc bệnh hen, chẩn đoán thường dễ dàng khi trẻ đang lên cơn với các triệu chứng như ho, có cảm giác nặng ngực thở khò khè khó thở (thở nhanh, thở co kéo lồng ngực, co kéo cơ vùng cổ, cánh mũi phập phồng…). Tuy nhiên, không phải lúc nào việc chẩn đoán cũng dễ dàng.

Cần nghi ngờ trẻ mắc bệnh hen khi trẻ bị ho tái đi tái lại nhiều lần (đặc biệt là ho về đêm), khò khè, khó thở xuất hiện hay nặng hơn khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố khởi phát (khi thay đổi thời tiết, khi trẻ gắng sức hay khi ăn “trúng” một thức ăn nào đó...). Nếu như khò khè, khó thở là những gợi ý khá điển hình thì triệu chứng ho tái đi tái lại là triệu chứng khá đặc biệt và thường bị bỏ sót. Thật vậy, có khi trẻ mắc bệnh hen chỉ biểu hiện bằng những cơn ho về đêm (lắm khi nhiều đến mức làm trẻ không thể ngủ được) mà không hề có triệu chứng gợi ý nào khác và ban ngày trẻ lại hoàn toàn bình thường. Một số nhà chuyên môn thường gọi đây là “hen dạng ho” - một thể khá đặc biệt của bệnh và thường bị bỏ sót.

Ở trẻ dưới 2 tuổi, cần nghĩ đến hen khi trẻ bị khò khè tái phát ít nhất 3 lần ngay cả khi trong gia đình không có ai bị hen dị ứng

Trẻ có các dấu hiệu bệnh hen hoặc nghi ngờ mắc hen cần đưa đến khám chuyên khoa hô hấp để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Dùng corticoid dạng hít điều trị hen cho trẻ cần được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa.

Dùng corticoid dạng hít điều trị hen cho trẻ cần được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa.

Sử dụng corticoid dạng hít trong điều trị hen cho trẻ

Corticoid dạng hít là lựa chọn hàng đầu trong điều trị kiểm soát hen phế quản ở trẻ em mọi lứa tuổi. Dạng hít qua miệng, dạng khí dung (phun sương) qua mũi thường hay được sử dụng. Phần lớn bệnh nhi mắc hen phế quản bắt đầu dùng corticoid hít khi còn nhẹ hoặc đã dùng thuốc giãn phế quản hít (salbutamol, terbutalin) không đáp ứng; hay khi tình trạng hen đã nặng, người bệnh phải lệ thuộc vào corticoid uống. Dùng corticoid hít thì sẽ giảm số lần lên cơn hen nặng hoặc không còn lên cơn hen, đồng thời giảm được liều hay ngừng hẳn thuốc giãn phế quản hít, corticoid uống trước đó.

Lợi ích của việc điều trị bằng corticoid dạng hít: Việc dùng thuốc dạng phun - hít giúp ngăn ngừa cơ bản việc xuất hiện các tác dụng phụ của thuốc Hiệu quả ngăn ngừa tác dụng phụ của thuốc là do thuốc được đưa trực tiếp tới niêm mạc đường thở, do vậy sẽ có nồng độ cao nhất ở niêm mạc đường hô hấp trong khi nồng độ thuốc vào máu rất thấp. Nếu dùng ở dạng uống hoặc truyền tĩnh mạch thì liều dùng khá cao, thuốc vào máu rồi mới đến niêm mạc đường thở. Trong khi corticoid dạng uống đi vào máu và tác động lên toàn bộ cơ thể thì corticoid dạng hít tác động trực tiếp lên phổi (khoảng 10-50%), phần còn lại được nuốt vào dạ dày và bất hoạt ở gan gây ra ít tác dụng phụ hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tổng liều corticoid dạng hít dùng cho điều trị dự phòng trong 1 năm ít hơn nhiều (tối đa là bằng 1/4) so với tổng liều thuốc điều trị một đợt hen cấp (10 ngày). Đó là chưa kể 1 năm trẻ có thể bị nhiều đợt hen cấp.

Corticoid dạng hít dùng kéo dài, đặc biệt là với liều thấp nói chung là an toàn. Khi dùng với liều thấp và vừa, các thuốc này có thể ảnh hưởng nhẹ đến quá trình tăng trưởng, làm giảm 1cm chiều cao của trẻ trong năm đầu điều trị. Tuy nhiên, sau đó chiều cao không bị ảnh hưởng nữa. Trẻ điều trị bằng thuốc corticoid dạng hít cần được theo dõi chiều cao đều đặn.

Các tác dụng phụ hay gặp nhất khi dùng corticoid dạng hít kéo dài: Lợi ích và nguy cơ tiềm tàng khi dùng corticoid dạng hít trong điều trị hen phế quản là cân bằng. Tuy nhiên, cần đề phòng các tác dụng phụ khi sử dụng loại thuốc này cho trẻ em có thể xảy ra.

Nấm miệng hoặc tưa miệng: Dùng dạng hít lâu dài có thể gây bội nhiễm nấm Candida (ở mũi, miệng).

Không làm dây corticoid hít vào mắt vì sẽ làm tăng nhãn áp đục thủy tinh thể

Ngoài ra, thuốc có thể gây đau đầu viêm họng khản giọng, kích ứng mũi hắt hơi ho buồn nôn nôn chảy máu cam phát ban da, ngứa sưng mặt sốc phản vệ nhưng ít gặp.

Biện pháp ngăn ngừa tác dụng phụ của corticoid dạng hít

Súc miệng sau dùng corticoid dạng phun - hít: Việc súc miệng sau hít thuốc giúp loại bỏ gần như hoàn toàn các thuốc thừa đọng lại ở miệng, họng bệnh nhân sau dùng thuốc. Cách làm: Sau khi dùng các thuốc có corticoid dạng xịt, hít, người bệnh ngậm nước sạch, sau đó ngửa cổ, nhẹ nhàng súc miệng, họng rồi nhổ bỏ phần nước này. Làm 2 lần là đủ giúp loại trừ corticoid thừa.

Tiêm vắc-xin phòng cúm: Nên được tiến hành hàng năm, giúp tránh nhiễm cúm và do đó làm giảm đáng kể tần suất cơn hen phế quản

Dạng thuốc corticoid hít dùng kéo dài kèm theo corticoid uống cũng có thể bị ngộ độc toàn thân, lúc đầu cường vỏ thượng thận sau đó ngừng thuốc đột ngột sẽ suy thượng thận cấp. Phải thận trọng khi phối hợp với corticoid uống (chỉ phối hợp với corticoid uống liều vừa đủ, đợt ngắn).

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:42 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:22 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:38 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:58 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:54 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới