Sơ cứu khi trẻ sốc phản vệ với vắc-xin - Những điều bạn nên biết

Thứ tư, 15:46:04 18/07/2018
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị sốc phản vệ sau tiêm phòng vắc-xin.

Gần đây, dư luận đang đặc biệt quan tâm vụ việc, sau mũi vắc-xin ‘5 trong 1’ do y tá trạm y tế xã Ia Hiao, huyện Ea H’leo (Đắk Lắk) tiêm, cháu bé 2 tháng tuổi liên tục lên cơn sốt quấy khóc tiểu ra máu và 3 ngày sau thì tử vong Hiện chưa xác định được trẻ tử vong vì nguyên nhân gì, bởi nếu trẻ bị sốc phản vệ tử vong sau khi tiêm thì chắc chắn là do vắc-xin. Nhưng trong trường hợp này, trẻ tử vong sau khi tiêm 2 ngày nên nhiều khả năng có thể do nguyên nhân khác.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị sốc phản vệ sau tiêm phòng vắc-xin. Từ đó, phụ huynh trang bị kiến thức để sơ cứu cho trẻ.

1. Sốc phản vệ là gì: Sốc phản vệ là hiện tượng xảy ra khi hệ miễn dịch của trẻ nhạy cảm quá mức với một chất gây dị ứng mà trẻ được tiếp xúc hay được tiêm. Khi đó, cơ thể trẻ sẽ kích thích sản xuất một chất có tên là histamine, sau vài phút, trẻ sẽ có biểu hiện sốc. Hiện tượng này gồm nhiều triệu chứng và đôi khi đe dọa đến tính mạng trẻ.

2. Dấu hiệu nhận biết: sốc phản vệ thường xuất hiện trong hoặc ngay sau khi tiêm với các triệu chứng như kích thích, vật vã mẩn ngứa ban đỏ, mày đay, phù Quincke; mạch nhanh nhỏ khó bắt huyết áp tụt có khi không đo được; khó thở (kiểu hen, thanh quản), nghẹt thở; đau quặn bụng, tiểu/đại tiện không tự chủ; đau đầu chóng mặt đôi khi hôn mê; choáng váng vật vã, giãy giụa co giật

- Phản ứng quá mẫn cấp tính: Thường xảy ra trong vòng 2 giờ sau khi tiêm với 1 hay kết hợp nhiều triệu chứng như thở khò khè ngắt quãng do co thắt khí phế quảnthanh quản phù nề thanh quản; phát ban phù nề ở mặt hoặc phù nề toàn thân, cần dùng các thuốc kháng histamin phòng ngừa bội nhiễm đảm bảo nhu cầu dịch và dinh dưỡng Trường hợp phản ứng nặng cần cho thở oxy và xử trí như sốc phản vệ.

- Sốt cao (> 38,5oC): Trẻ cần uống nhiều nước, đảm bảo nhu cầu dịch và dinh dưỡng Dùng thuốc hạ sốt hiệu quả và an toàn cho trẻ em như acetaminophen Trong trường hợp sốt cao không đáp ứng với acetaminophen đơn thuần có thể phối hợp thêm ibuprofen (chỉ uống thuốc này nếu sau 1 đến 2 giờ không thấy hạ nhiệt khi đã uống acetaminophen và trẻ không có chống chỉ định với ibuprofen). Có thể tiến hành lau mát hạ sốt với nước ấm hoặc nước thường để điều trị các biến chứng co giật nếu có.

- Khóc thét không nguôi, dai dẳng trên 3 giờ kèm theo la hét: Hiện tượng này thường dịu đi sau 1 ngày. Tuy nhiên, ngay tại thời điểm đó, có thể cho trẻ dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

- Co giật: Thường là những cơn co giật toàn thân. Trong trường hợp này, cần được điều trị hỗ trợ hô hấp như thông đường thở hút đờm rãi, thở ôxy. Dùng thuốc chống co giật như diazepam và/hoặc thuốc chống co giật khác theo đúng phác đồ xử trí co giật của bác sĩ.

- Áp-xe: Tại chỗ tiêm sờ thấy mềm hoặc có dò dịch, có thể là áp-xe vô khuẩn hoặc nhiễm khuẩn Điều trị bằng chích rạch và dẫn lưu, dùng kháng sinh nếu nguyên nhân do nhiễm khuẩn.

- Nhiễm khuẩn huyết: Bệnh thường khởi phát cấp tính, có tính chất toàn thân, trầm trọng. Biến chứng thường gặp và nguy hiểm là sốc nhiễm trùng. Cần điều trị sốt nếu có theo phác đồ điều trị sốc, kháng sinh và điều trị các biến chứng.

3. Nếu thấy những dấu hiệu trên, xử trí như thế nào? 

- Nguyên tắc: Kịp thời và tuân thủ đúng các trình tự cấp cứu.

- Gọi cấp cứu nếu thấy bé có dấu hiệu khó thở hoặc bất tỉnh.

- Để trẻ trong tư thế nằm, kê cao hai chân để tránh nguy cơ bị sốc, đặt nằm nghiêng sang bên trái nếu trẻ bị nôn để tránh chất nôn rơi vào đường thở.

- Nói chuyện liên tục để trẻ giữ nhịp thở và tránh bị kích thích.

- Đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

4. Một số lưu ý khi tiêm vắc-xin cho trẻ:

Tuyệt đối không cho trẻ tiêm khi đang trong tình trạng sốt cảm cúm đặc biệt là khi bị nhiễm trùng cấp tính. Trường hợp này, cần hoãn tiêm để ổn định sức khỏe Sau đó, đợi cho đến hoàn toàn khỏe mạnh rồi mới đưa trẻ đi tiêm.

- Cho trẻ ăn mặc đơn giản, tránh ủ ấm hay mặc nhiều lớp áo để việc thao tác tiêm được nhanh và chính xác.

- Không cho trẻ ăn/bú quá no hoặc để quá đói khi tiêm.

- Thông báo cho bác sĩ nếu bé có tiền sử bị sốc phản vệ ở những lần tiêm trước để có hướng điều trị thích hợp.

- Theo dõi trẻ trong 30 phút sau khi tiêm, chườm mát vết tiêm.

- Về nhà, bậc phụ huynh nên tiếp tục theo dõi con, và đến ngay bệnh viện sở y tế nếu bé có bất kỳ dấu hiệu bất thường như: Sốt cao ≥ 38,5oC, nổi ban, co giật, tím tái, các triệu chứng quấy khóc  kéo dài hơn 24 giờ.

- Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiêm, đặc biệt là những mũi tiêm chủng thì cần tuân thủ những nguyên tắc sau: Trường hợp trẻ từng bị sốc phản vệ với vắc-xin hay kháng sinh cụ thể nào đó thì tuyệt đối sau này không được tiêm loại này nữa. Nhưng nếu sốc phản bệ với loại vắc-xin này thì vẫn có thể tiêm vắc xin phòng bệnh khác. 

Tạ Thị Dung

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:40 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:18 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:42 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:58 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:49 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới