Rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ - nguyên nhân và hướng điều trị

Thứ tư, 09:48:06 19/09/2018
Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ nhỏ vì thời gian trẻ ngủ là lúc tế bào não phát triển nhiều nhất. Lúc trẻ ngủ, ngoài giúp cơ thể phục hồi trở lại, các chất dinh dưỡng hấp thu được không bị tiêu hao cho hoạt động mà được dự trữ và nuôi dưỡng cơ thể.

Vì vậy giấc ngủ là quan trọng giúp bé tăng trưởng, phát triển hoàn thiện hơn, cả về thể chất và trí tuệ Nên giấc ngủ rất quan trọng đối với việc giải quyết vấn đề rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ 

Tuy nhiên, nhiều trẻ lại gặp phải những vấn đề về giấc ngủ. Đối với trẻ tự kỷ, giấc ngủ của trẻ luôn bị rối loạn. Các nhà nghiên cứu ước tính khoảng 40% - 80% trẻ tự kỷ gặp vấn đề về giấc ngủ.

Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ là gì?

Chưa có xác định chính xác nguyên nhân vì sao trẻ tự kỷ lại có những rối loạn về giấc ngủ, nhưng các nhà nghiên cứu đưa ra một vài giả thuyết sau đây:

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ không hề đơn giản

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ không hề đơn giản

- Như chu kỳ ngày đêm, cơ thể của con người cũng tuân theo nhịp sinh học được quản lý bởi đồng hồ sinh học Khi trời tối chúng ta đi ngủ để cơ thể nghỉ ngơi và khi trời sáng chúng ta bắt đầu ngày mới với hoạt động thường ngày. Thế giới xung quanh trẻ là cả một vấn đề khó hiểu, vì vậy tại sao và khi nào chúng cần phải đi ngủ là cả một vấn đề không dễ dàng đối với trẻ tự kỷ.

- Một giả thuyết cho việc rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ liên quan đến hormone melatonin – loại hormone giúp điều chỉnh chu kỳ thức ngủ diễn ra bình thường. Ở trẻ tự kỷ, nồng độ melatonin cao hơn hoặc thấp hơn mức bình thường. Nghiên cứu chỉ ra rằng, cơ thể trẻ tự kỷ không giải phóng melatonin vào những thời điểm cần thiết trong ngày. Thay vào đó, nồng độ hormone này tăng cao vào ban ngày và thấp vào ban đêm khiến trẻ gặp vấn đề với giấc ngủ.

- Trẻ tự kỷ khá nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng, do đó một tiếng động trong đêm hay ánh sáng hắt qua cũng có thể khiến trẻ thức giấc. Trong khi các trẻ bình thường vấn ngủ ngon hay dễ quay lại giấc ngủ thì trẻ tự kỷ thường bị thức giấc đột ngột và khó ngủ trở lại xuất hiện rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ,

Lo âu là trạng thái có thể làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ. Trẻ tự kỷ thường lo âu căng thẳng hơn các trẻ khác.

Làm sao để trẻ tự kỷ có giấc ngủ ngon?

Một số biện pháp hỗ trợ giấc ngủ, giúp cải thiện về thời gian và chất lượng giấc ngủ ở trẻ tự kỷ.

1. Áp dụng các biện pháp không dùng thuốc:

Lên lich trình cho trẻ: Lập thói quen sinh hoạt cho trẻ như tắm rửa, ăn cơm, đọc truyện và đi ngủ đúng giờ. Các hoạt động này diễn ra đúng vào thời điểm của mỗi ngày sẽ giúp trẻ quen với lịch sinh hoạt và từ đó cải thiện giấc ngủ.

Hãy massage nhẹ nhàng cho trẻ trước khi đi ngủ. Tránh các trò chơi, truyền hình và các hoạt động kích thích trước khi đi ngủ.

Ngoài ra các bậc cha mẹ cố gắng loại trừ tiếng ồn, ánh sáng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ trong chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ. Hãy lưu ý nhiệt độ trong phòng ngủ của trẻ. Sử dụng chăn mền đem lại cảm giác dễ chịu cho trẻ, không sử dụng loại chăn mền gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khiến bé thường xuyên thức giấc.

Sử dụng các sản phẩm thảo dược bổ não đặc hiệu để giúp cải thiện giấc ngủ cho trẻ tự kỷ.

Các sản phẩm có chứa tổng hợp cả ba loại thảo dược Cao Đinh Lăng, Cao Thăng ma, Cao Bạch quả sẽ có tác động tích cực lên não bộ của trẻ giúp ổn định các sóng thần kinh và giúp trẻ ngủ sâu, tăng khả năng tập trung và ghi nhớ cho trẻ.

Bệnh có thể được trị bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý

Bệnh có thể được trị bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý

Các sản phẩm có chứa các vitamin và nguyên tố vi lượng cần thiết cho trẻ tự kỷ như Natri, Taurin, Coenzym Q10 vitamin nhóm B giúp tăng cường vi chất, giảm trạng thái ủ rũ lo âu căng thẳng quá mức ở trẻ từ đó cũng giúp cải thiện rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ tốt hơn.

2. Biện pháp dùng thuốc:

Chỉ sử dụng thuốc ngủ cho trẻ khi đã áp dụng các biện pháp an toàn khác mà không có hiệu quả. Đó chỉ là giải pháp lựa chọn cuối cùng. Dùng nhiều thuốc ngủ có thể giúp trẻ ngủ sâu hơn nhưng thường là ngủ mệt và sau khi ngủ dậy trẻ sẽ thấy đau đầu và quấy khóc. Chỉ sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Nguyễn Lương

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:40 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:26 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:41 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:53 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:46 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới