Nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh - nguyên nhân và cách điều trị

Thứ năm, 08:29:09 20/09/2018
Nhiệt miệng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi với các mức độ khác nhau tuy nhiên bất kì ai khi gặp phải dạng tổn thương này đều cảm thấy khó chịu đau rát, ảnh hưởng tới ăn uống tâm lý. Theo các chuyên gia, cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng bởi nếu không khắc phục sớm trẻ sẽ khó chịu biếng ăn quấy khóc. Dưới đây là tổng hợp kiến thức về bệnh nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh, mời bạn tìm hiểu.

Nguyên nhân nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh

Khi bạn thấy trẻ thường xuyên chảy nước dãi kèm theo triệu chứng hay quấy khóc, giảm bú mẹ hay ăn kém đi dẫn đến sụt cân, sợ ăn – uống, ở niêm mạc miệng xuất hiện các vết đỏ, vết loét đồng nghĩa với việc con bạn đang gặp phải tình trạng bệnh. Đây là một dạng tổn thương lành tính, bắt nguồn từ 1 hay phức hợp các lý do dưới đây:

Suy giảm miễn dịch là nguyên nhân nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh

Suy giảm miễn dịch là nguyên nhân nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh

- Chức năng miễn dịch suy giảm sức đề kháng kém

- Tổn thương niêm mạc miệng do tay cào vào hay khi vệ sinh miệng cho bé, bố mẹ sơ ý gây tổn thương

- Vệ sinh khoang miệng không đảm bảo (ví dụ mẹ ít rơ lưỡi cho con, sau khi ăn không rơ lưỡi, lợi...) cũng hình thành nguyên nhân nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh

- Tác dụng phụ của thuốc (sau khi điều trị bệnh) hay tình trạng dị ứng thức ăn, đồ uống

- Rối loạn nội tiết hoặc bị tấn công bởi vi rút herpes.

Mặc dù nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh là một dạng tổn thương lành tính, có thể tự khỏi sau một khoảng thời gian nhất định thường là 7-10 ngày (ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ) song các bậc cha mẹ không nên chủ quan bởi trong thời kì bị nhiệt miệng trẻ sẽ bứt rứt, khó chịu, hâm hấp sốt chán ăn bỏ ăn, hay quấy khóc. 

Hướng dẫn cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh

Việc dùng thuốc trong tình trạng trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng là điều không được bác sĩ nhi khoa khuyên dùng bởi nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, kích ứng ở trẻ. Để các vết loét ở niêm mạc miệng nhanh lành, các bậc cha mẹ có thể tham khảo, áp dụng các cách trị nhiệt miệng cho trẻ nhỏ trẻ sơ sinh ở dưới đây:

- Đảm bảo vệ sinh miệng cho bé

Cha mẹ nên rơ lưỡi hàng ngày cho con (2-3 lần) với nước muối sinh lý ấm và rơ lưỡi chuyên dụng hạn chế nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh. Việc này làm giảm sự tấn công của vi khuẩn virut đồng thời sát trùng vị trí bị nhiệt miệng làm lành các tổn thương nhanh chóng hơn. Cũng cần lưu ý rằng, trẻ dưới 1 tuổi không dùng được mật ong bạn có thể dùng nước rau ngót nước củ cải trắng để rơ lưỡi thay nước muối ấm. Sau mỗi bữa ăn của bé hay khi bé bú mẹ xong, mẹ nên vệ sinh lại lợi, khoang miệng của bé 1 lần nữa.

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ

Khi trẻ bị nhiệt miệng thường có xu hướng giảm ăn, lười bú mẹ tuy nhiên bạn nên lựa lúc bé không sốt, không quấy để cho bé bú mẹ, ăn nhiều hơn. Bạn cũng cần lưu ý bổ sung, tăng cường các loại thực phẩm hoa quả tươi giàu vitamin C để tăng sức đề kháng làm lành tổn thương và hạn chế tình trạng bị tái lại. Với những bé còn bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước ấm và đảm bảo chế độ dinh dưỡng của mình để duy trì nguồn sữa chất lượng giúp phòng ngừa nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh.

Đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho con hạn chế nhiệt miệng

Đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho con hạn chế nhiệt miệng

- Tận dụng nguyên liệu tự nhiên làm thuốc bôi cho con

Nếu bạn chưa biết trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng phải làm sao cho nhanh khỏi, đảm bảo an toàn cho con thì có thể tận dụng các nguyên liệu tự nhiên để làm thuốc bôi vào vị trí tổn thương giúp chúng mau lành, tránh hoại tử sâu và rộng hơn:

+ Dùng 1 ít cam thảo đun với 1 bát con nước trong khoảng 30 phút sau đó lấy nước cốt thoa lên vị trí nhiệt miệng 2-3 lần/ ngày thì hiện tượng nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh nhanh mất đi.

+ Dùng lá húng chanh rửa sạch, giã lấy nước cốt rồi chấm vào chỗ bị nhiệt miệng cho trẻ 3-4 lần ngày.

+ Bạn cũng có thể dùng quả khế chua song nếu trẻ còn bé quá thì không nên vì độ chua gắt sẽ khiến trẻ dễ bị trớ, nôn ọe.

Trong trường hợp bé bỏ ăn, sụt cân, các vết nhiệt miệng ngày càng sâu và lan rộng hơn các bậc cha mẹ nên đưa bé đến trung tâm y tế, nha khoa để được thăm khám sức khỏe răng miệng.

Nguyễn Lương

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:43 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:24 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:47 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:53 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:49 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới