Chuyển mùa, trẻ dễ mắc viêm tiểu phế quản mẹ cần chú ý

Thứ Ba, 22:39:12 06/11/2018
Viêm tiểu phế quản thường xảy ra ở trẻ dưới 24 tháng tuổi vì giai đoạn này phổi và hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.

Thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, trẻ có sức đề kháng yếu rất dễ mắc bệnh viêm tiểu phế quản.

Nguyên nhân và biểu hiện

Nguyên nhân

Viêm tiểu phế quản là bệnh viêm nhiễm cấp tính của các phế quản kích thước nhỏ, thường là do các virut, đứng hàng đầu là virut hợp bào hô hấp (virut Respiratoire Syncytial), chiếm 30 - 50% các trường hợp mắc bệnh.

Viêm tiểu phế quản thường xảy ra ở trẻ dưới 24 tháng tuổi, chủ yếu là trẻ dưới 6 tháng tuổi, vì giai đoạn này phổi và hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.

Biểu hiện

Biểu hiện ban đầu thường là ho chảy nước mũi trong, sốt, sau đó trẻ có triệu chứng khò khè, thở nhanh nông, bú càng ngày càng kém… Biến chứng thường gặp của bệnh là suy hô hấp viêm phổi xẹp phổi viêm tai giữa

Nếu không được điều trị bệnh sẽ diễn tiến nặng và có thể tử vong Đặc biệt, đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non - nhẹ cân trẻ suy dinh dưỡng nặng, trẻ bị bệnh tim phổi suy giảm miễn dịch thì nguy cơ càng cao.

Chăm sóc tốt để phòng bệnh cho trẻ

Để phòng ngừa viêm tiểu phế quản ở trẻ cần chăm sóc trẻ đúng cách, tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Cho trẻ bú mẹ ngay từ lúc mới sinh đến 2 tuổi. Điều quan trọng là người mẹ cần duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh nhằm đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng. Người mẹ sẽ cần ít nhất thêm 500 kcal so với mức năng lượng thường ngày trong giai đoạn cho con bú. Trong suốt thời kỳ cho con bú, cần lưu ý đặc biệt tới các loại đồ ăn giàu canxi như các chế phẩm từ sữa ngũ cốc ngũ cốc nguyên cám rau lá xanh các loại hạt hay các loại cá. Các chế phẩm bổ sung vitamin sẽ giúp tăng thêm nguồn vitamin trong sữa mẹ

Chú ý dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm đúng cách. Tùy thể trạng từng bé, có thể tập cho trẻ ăn dặm từ từ, bắt đầu từ 5 - 6 tháng tuổi trở đi, bữa ăn của trẻ phải bao gồm đầy đủ bốn nhóm dinh dưỡng chính: Tinh bột chất đạm rau, trái cây dầu thực vật

Cho trẻ uống đủ nước. Chú ý mặc quần áo thích hợp cho trẻ, thoáng mát về mùa hè, giữ ấm trong mùa đông, không để trẻ bị lạnh hay ra quá nhiều mồ hôi Giữ cho môi trường trẻ ở được trong lành, không cho trẻ tiếp xúc với khói bụi khói thuốc lá Cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần rửa tay thường xuyên khi chăm sóc trẻ. Tránh để trẻ tiếp xúc với người bệnh bị viêm đường hô hấp và tiêm phòng đầy đủ.

Đối với trẻ bị bệnh tim phổi bẩm sinh càng cần được chăm sóc và lưu ý kỹ hơn vì trẻ dễ mắc bệnh và tiến triển xấu. Đối với trẻ bình thường, khi có những biểu hiện sốt, ho sổ mũi bú kém, bỏ bú… cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Trần Thị Nhung

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:44 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:19 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:44 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:54 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:50 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới