Cảnh báo: Trẻ gặp nguy từ những vật dụng thông thường

Thứ năm, 14:50:02 07/02/2019
Rèm cửa, ổ điện, TV... đều là những vật dụng tiềm ẩn nguy cơ gây thương tích cho trẻ.

1. Những cục pin nhỏ

Trẻ nhỏ thường thích khám phá. Khi chúng tìm thấy điều gì mới mẻ điều chúng làm đầu tiên sẽ là… bỏ vào miệng. Các thiết bị điện tử ngày nay lại được thiết kế nhỏ gọn. Pin điện tử thường có trong rất nhiều các thiết bị trong nhà như điều khiển từ xa, máy tính, đồng hồ, đồ chơi, thiệp chúc mừng có nhạc… Pin thường qua hệ tiêu hóa mà không gây tai nạn. Nhưng nếu pin bị mắc lại ở thực quản dạ dày hoặc ruột, dịch pin ăn mòn sẽ gây tổn thương niêm mạc gây loét. Chưa kể, pin cứng và kích thước khá lớn có thể khiến trẻ bị ngạt.

Ở Mỹ mỗi năm có hơn 2.800 trẻ em phải điều trị tại phòng cấp cứu sau khi nuốt phải pin. Như vậy cứ 3 giờ lại có một đứa trẻ vô tình nuốt phải pin không an toàn. Số trẻ bị thương nghiêm trọng hoặc tử vong do pin đã tăng gấp chín lần trong thập kỷ qua.

2. Dây kéo rèm

Rèm cửa sổ là vật dụng không thể thiếu trong các gia đình. Chúng được thiết kế có dây kéo để thuận tiện cho việc sử dụng. Nhưng đây cũng chính là thủ phạm gây tai nạn cho trẻ. Vì dây kéo thường ở vị trí thấp và vừa với tầm với của trẻ. Theo số liệu tổng hợp của Ủy ban An toàn Sản phẩm tiêu dùng (Mỹ) (CPSC), ít nhất 332 trẻ em, hầu hết là dưới 2 tuổi đã từng bị siết cổ bằng dây kéo rèm cửa sổ trong suốt 30 năm qua. 165 đã từng bị thương trong đó có một số trẻ bị tổn thương não vĩnh viễn hoặc tổn thương tứ chi cần chăm sóc suốt đời.

Dây kéo rèm có thể vô tình thít cổ bé khi đang đùa nghịch ở gần

Dây kéo rèm có thể vô tình thít cổ bé khi đang đùa nghịch ở gần

3. Nút nhựa bịt ổ điện

Nút nhựa bịt ổ điện là dụng cụ bảo vệ để tránh trẻ chọc tay, nghịch vào ổ điện nhưng nó không hẳn là giải pháp an toàn. Bởi vì trẻ con với trí tò mò khi thấy những chiếc nút này thường hí hoáy khám phá. Theo số liệu của Quỹ An toàn điện quốc tế 100% trẻ em ở độ tuổi từ 2 - 4 có thể tháo nắp nhựa bịt ổ cắm điện trong vòng 10 giây. Các con số thống kê được của tổ chức này cũng cho thấy có đến 7 bé phải nhập viện cấp cứu mỗi ngày vì các thương tích nghiêm trọng liên quan đến ổ cắm điện bao gồm cả bị điện giật và bỏng. Những vật dụng mà trẻ thường xuyên chọc vào ổ cắm điện là ngón tay, chìa khóa, và kẹp tóc

4. TV màn hình phẳng

Theo số liệu thống kê của Ủy ban An toàn Sản phẩm tiêu dùng  (Mỹ) vào tháng 1/2015 có đến 41% các vụ tai nạn rơi đồ liên quan đến TV và 65% trong số đó tử vong. Nhưng theo số liệu thống kê của Tổ chức an toàn cho trẻ em thế giới (Safe Kids Worldwide) thì 48% số phụ huynh thừa nhận họ không lắp dây bảo hiểm cho ti vi hoặc các đồ dùng khác trong nhà. Trẻ có thể sẽ bị tử vong hoặc bị thương nặng khi với lên TV. Sức nặng của TV rơi xuống từ độ cao trung bình có thể tạo nên trọng lực hàng ngàn cân, gấp 10 lần cú va đập của hai vận động viên bóng bầu dục. Cách tốt nhất là hãy gắn chặt TV vào tủ hoặc trên tường bằng các thiết bị an toàn khi nhà có trẻ nhỏ.

TV khi đổ từ độ cao trung bình có thể tạo nên trọng lực hàng ngàn cân, gây nguy hiểm cho trẻ

TV khi đổ từ độ cao trung bình có thể tạo nên trọng lực hàng ngàn cân, gây nguy hiểm cho trẻ

5. Cửa sổ hoặc ban công căn hộ cao tầng

Nếu bạn đang sống trong một căn hộ chung cư cao tầng thì cửa sổ mở hoặc ban công là những nơi cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Bởi vì khung cảnh ngoài cửa sổ và ban công luôn kích thích trí tò mò và sự khám phá của trẻ. Theo số liệu của tổ chức Tổ chức an toàn cho trẻ em thế giới, trong số đó, có khoảng 150 trẻ tử vong vì leo xuống giường rồi lần ra cửa sổ để hóng bố mẹ về.

Cách tốt nhất là bạn nên làm khung, hàng rào chắn phù hợp cho tất cả cửa sổ, ban công, không nên bế trẻ nhỏ lại sát ban công hoặc cửa sổ. Điều này kích thích trẻ tò mò hoặc muốn khám phá và trẻ sẽ cố gắng lại gần những khu vực này khi không có người lớn bên cạn.

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:40 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:23 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:47 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:53 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:51 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới