Thời tiết trở lạnh, trẻ mắc bệnh suyễn tăng nhanh chóng mặt

Thứ năm, 14:08:00 12/07/2018
Thời tiết giao mùa, lạnh kéo dài khiến nhiều bệnh nhi mắc bệnh hô hấp.

Bình thường phòng khám suyễn của Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2 khám cho khoảng 30 bệnh nhi/buổi sáng, nay tăng lên hơn 150 bệnh nhi/buổi sáng. Ngoài ra còn có nhiều bệnh nhi suyễn điều trị nội trú. Chỉ trong buổi sáng có gần 6.000 bệnh nhi tới khám bệnh, trong đó 50% là trẻ bị bệnh hô hấp

Theo BS Đặng Thị Kim Huyên, Phó khoa Khám bệnh, BV Nhi Đồng 2, cơn suyễn đầu tiên của trẻ không có biểu hiện điển hình khó thở ho như người lớn nên rất dễ lầm tưởng với bệnh lý hô hấp khác.

Suyễn do viêm phế quản mạn tính lên cơn gây co thắt đường thở. Bệnh nhi bị suyễn sẽ được điều trị cắt cơn và điều trị dự phòng. Nếu trị tốt viêm mạn tính ở phế quản thì tình trạng co thắt đường thở ở trẻ sẽ hiếm xảy ra hơn.

Có nhiều bà mẹ thấy trong giai đoạn trẻ 0-3 tuổi bị suyễn, nhưng sau năm tuổi lại hết thì nghĩ con đã khỏi bệnh. Nghĩ vậy là sai lầm. Có thể, một thời gian dài trẻ không lên cơn suyễn nhưng nếu gặp một sự cố căng thẳng trong cuộc đời, hay gặp bất cứ yếu tố dị nguyên nào (khói thuốc bụi, sơn, thời tiết, thức ăn…), bệnh sẽ tái phát.

Không phải gia đình nào cũng biết máy điều hòa cần phải vệ sinh định kỳ. Không vệ sinh đúng, máy điều hòa cũng là nguyên nhân gây bệnh hô hấp. Mặt khác, phụ huynh cần đóng cửa và mở cửa phòng đúng cách. Sáng sớm mở cửa thông phòng để đón nắng sớm và không khí thông thoáng, nhưng vào giờ cao điểm thì phải đóng cửa để tránh bụi bặm bay vào nhà.

Khi quét dọn, trang hoàng nhà cửa, phụ huynh nhớ không dùng chổi quét làm bụi bay từ nơi này qua nơi khác. Nên dùng khăn ướt lau để bụi ít phát tán. Nếu dùng hóa chất tẩy rửa, phun xịt, nên tránh lúc em bé có mặt ở nhà. Môi trường hồ cá, nhà vệ sinh cũng là nơi dễ gây ẩm mốc trong nhà, nên phải lau rửa thường xuyên…

Nếu bỗng dưng thấy con khò khè ho tràng dài, lúc thở lồng ngực lồi lõm; bứt rứt, môi tái (lúc này đã nặng) cần nghĩ ngay tới suyễn và đưa trẻ đi khám ngay.
Trẻ bị suyễn luôn phải mang theo người bình xịt thuốc giãn phế quản Khi trẻ lên cơn, phụ huynh bình tĩnh xịt cấp cứu trẻ bốn lần rồi để trẻ nằm yên tĩnh trong phòng. Nếu sau 1 giờ, tình trạng không thuyên giảm thì nên đưa trẻ tới BV.

Nghiêm Thị Trinh

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:40 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:23 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:39 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:01 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:51 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới