Những điều cần biết về tiểu ra máu để có cách điều trị

Thứ năm, 14:00:08 14/02/2019
Tiểu ra máu có thể là biểu hiện của bệnh nguy hiểm, vì vậy bạn không nên coi thường. Tất cả các trường hợp tiểu ra máu đều cần đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân chính xác.

Dưới đây là những điều cần biết về tình trạng này:

Máu trong nước tiểu có thể bắt nguồn từ đâu?

Máu trong nước tiểu có thể đến từ thận, nơi nước tiểu được hình thành. Nó cũng có thể đến từ các bộ phận khác của đường tiểu như:

- Niệu quản (ống từ thận tới bàng quang)

- Bàng quang (nơi lưu trữ nước tiểu)

- Niệu đạo (ống từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể.

Các triệu chứng có thể kèm theo đái máu

Thay vì màu vàng nhạt bình thường, nước tiểu có màu hồng, đỏ, đỏ nâu hoặc màu trà, được gọi chung là đái máu đại thể.

Đôi khi, máu trong nước tiểu không thể quan sát thấy bằng mắt thường mà sự có mặt của các tế bào hồng cầu chỉ có thể được phát hiện trong phòng thí nghiệm. Hiện tượng này được gọi là đái máu vi thể. Nó thường chỉ được phát hiện khi mẫu nước tiểu được xét nghiệm tại phòng xét nghiệm.

Đái máu có thể xuất hiện không kèm theo bất cứ triệu chứng nào khác. Tuy nhiên, một số nguyên nhân sâu xa có liên quan tới các triệu chứng đi kèm có thể từ vừa tới nặng. Bao gồm:

- nhiễm trùng bàng quang (viêm bàng quang cấp tính). Ở người lớn, nhiễm trùng bàng quang thường gây nóng rát và đau khi tiểu tiện. Trẻ em bị nhiễm trùng bàng quang có thể có sốt, dễ bị kích thích và kém ăn. Trẻ lớn hơn có thể có sốt đau và nóng rát khi tiểu tiện, tiểu gấp và đau bụng dưới.

- Nhiễm trùng thận (viêm bể thận)

Các triệu chứng có thể bao gồm sốt, ớn lạnh và đau mạng sườn, trong đó có xu hướng đau ở thắt lưng.

- Sỏi thận

Các triệu chứng có thể gồm đau bụng nghiêm trọng hoặc đau vùng chậu.

- Bệnh thận: các triệu chứng có thể gồm yếu mệt huyết áp cao và phù, gồm cả sưng phù quanh mắt.

Các nguyên nhân phổ biến gây đái máu gồm:

- Nhiễm trùng bàng quang hoặc thận

- sỏi bàng quang hoặc thận

- Một số bệnh thận  như viêm trong hệ thống lọc của thận (viêm cầu thận)

- Phì đại tuyết tiền liệt (tăng sản tuyến tiền liệt lành tính) hay ung thư tuyến tiền liệt.

- Bệnh di truyền như thiếu máu hồng cầu hình liềm và bệnh nang thận

- Một số thuốc như aspirin penicillin heparin cyclophosphamid, và phenazopyridin

- khối u trong bàng quang, thận, tuyến tiền liệt

- Chấn thương thận do tai nạn hay chơi thể thao

- Tập thể dục quá sức

Đôi khi, màu máu trong nước tiểu thực sự là sắc tố đỏ từ các nguồn khác như thuốc nhuộm thực phẩm thuốc hoặc do ăn quá nhiều củ cải

Đánh giá đái máu

Bác sĩ sẽ bắt đầu tìm hiểu tiền sử bệnh và hỏi nhiều về những gì có thể gây ra tình trạng đái máu của bạn. Sau đó, bạn sẽ cần xét nghiệm nước tiểu.

Các xét nghiệm nước tiểu có thể bao gồm làm tế bào học nước tiểu nghĩa là sử dụng kính hiển vi để tìm tế bào bất thường trong nước tiểu. Các xét nghiệm máu cũng có thể cần thực hiện. Nếu máu chứa hàm lượng cao các chất thải thận có nghĩa vụ loại bỏ, đây được coi là dấu hiệu của bệnh thận

Ngoài xét nghiệm máu và nước tiểu, bạn có thể cần thêm các chẩn đoán hình ảnh, bao gồm:

-Chụp cắt lớp vi tính để xác định sỏi bàng quang hoặc sỏi thận khối u và các bất thường khác của bàng quang, thận và niệu quản.

-Siêu âm thận

- Chụp Xquang bể thận qua da

-Soi bàng quang để kiểm tra sự hiện diện của các tế bào bất thường hoặc ung thư

-Sinh thiết thận

Một mẫu mô nhỏ được lấy ra từ thận và kiểm tra dưới kính hiển vi để phát hiện dấu hiệu bệnh thận

Điều trị đái máu

Điều trị nhằm vào nguyên nhân sâu xa. Sau khi điều trị, bác sĩ sẽ kiểm tra lại nước tiểu. Nếu vẫn còn máu trong nước tiểu, bạn có thể cần kiểm tra thêm.

Thông thường, việc điều trị đái máu là không cần thiết trừ khi do nguyên nhân nguy hiểm gây ra.

Nếu trong lần khám ban đầu chưa xác định được nguyên nhân gây đái máu , bạn có thể được đề nghị xét nghiệm nước tiểu và kiểm tra huyết áp 3 tới 6 tháng 1 lần, đặc biệt nếu có các yếu tố nguy cơ ung thư bàng quang như ngoài 50 tuổi hút thuốc và phơi nhiễm với hóa chất công nghiệp.

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:36 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:24 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:46 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:53 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:51 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới