Những dấu hiệu nhân biết bệnh zona và cách phòng bệnh

Thứ tư, 10:41:02 05/09/2018
Giời leo là cách gọi dân dã, nôm na bệnh zona thần kinh do virus Varicella zoster gây ra. Bệnh gây đau rát vùng do thần kinh tổn thương chi phối.

Ai dễ mắc bệnh?

Zona thần kinh do virus Varicella zoster gây ra, virut này cũng gây ra bệnh thủy đậu Sau khi bị bệnh thủy đậu virut có thể ẩn nhiều năm trong hạch của rễ sau dây thần kinh tủy sống đến khi có điều kiện thuận lợi nó sẽ gây ra bệnh zona

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh là: bị suy giảm miễn dịch nhiễm HIV ung thư bệnh nhân đang điều trị hóa chất ức chế miễn dịch người tiếp nhận ghép bộ phận cơ thể căng thẳng tinh thần. Virut gây tổn thương rễ dây thần kinh tủy và vùng da mà dây thần kinh này chi phối.

Bệnh có thể tái phát nhất là khi dùng các thuốc làm giảm tính miễn dịch của cơ thể. Nhờ có sự miễn dịch của cơ thể với sự tấn công mới của virut thủy đậu, nên bệnh zona không lây từ người bệnh sang người lành  đã mắc bệnh thủy đậu Nếu người chưa có miễn dịch khi tiếp xúc với người bị bệnh zona có thể bị bệnh zona hoặc thủy đậu.

Dấu hiệu nhận biết bệnh zona

Các triệu chứng bệnh xuất hiện thành từng đợt, lớp này nối tiếp lớp kia.

Dấu hiệu sớm của bệnh là cảm giác nhạy cảm. Đau hoặc như kim châm nhoi nhói, ngứa, rát bỏng trên một vùng da. Cảm giác này chỉ có ở vùng cơ thể chịu ảnh hưởng của dây thần kinh chứa virut bị tổn thương. Thông thường chỉ có một dây thần kinh tủy sống bị virut tấn công.

Bệnh nhân bị nhức đầu đau mình, sốt nhẹ. Sau vài ba ngày thì những mụn rộp xuất hiện trên nền da màu đỏ như phải bỏng mụn nước sẽ lan rộng tới một vùng da do dây thần kinh bị bệnh chi phối có thể là thắt lưng, ở cạnh sườn từ xương sống tới xương ức một bên, bàn chân bàn tay hoặc một bên mặt, da đầu.

Điểm đặc biệt là mụn nước thường chỉ ở một phía, ít khi lan qua đường ranh giới giữa thân mình. Lúc đầu mụn nước trong, sau đó thành đục có mủ, lõm ở giữa. Khi mụn nước xuất hiện thì nóng sốt cũng giảm. Mụn nước khô đi sau vài tuần lễ, để lại một lớp vảy. Vảy rụng sau vài tuần lễ. Da sẽ có sẹo tròn màu bạc xếp thành từng nhóm. Nhưng cơn đau trên da có thể vẫn tồn tại do di chứng sau zona.

Những biến chứng

Bệnh nhân phải chịu đau đớn ở vùng da bị bệnh liên tục nhiều tháng hoặc hằng năm. Khoảng trên 50% bệnh nhân hơn 70 tuổi bị đau đớn gặm nhấm thể xác và gây stress về tinh thần dai dẳng. Zona hủy hoại tế bào thần kinh tủy sống và làm rối loạn chức năng dẫn truyền tín hiệu từ ngoài da.

Bệnh nhân có thể tả nhiều kiểu đau xảy ra kế tiếp hoặc đồng thời. Khi zona gây tổn thương dây thần kinh tam thoa ở mặt mụn nước sẽ mọc ra trên mặt, trong miệng và mắt. Nếu mụn mọc gần mắt, bệnh nhân cần đi khám ở khoa mắt ngay vì nếu mắt mà bị nhiễm virut thì thị giác có thể bị mất.

Nếu tổn thương dây thần kinh số VII sẽ đau tai trong, cảm giác trên mặt tê liệt, vị giác giảm, mắt mờ, mỏi. Một biến chứng nguy hiểm là đau dây thần kinh sau zona, nhất là ở người cao tuổi. Các cơn đau này có khi kéo dài cả năm sau khi vết thương trên da đã lành.

Có cách nào phòng bệnh?

Điều trị zona càng sớm càng tốt, nhất là trong vòng 72 giờ kể từ khi bệnh xuất hiện. Điều trị tích cực có thể thu ngắn thời gian bệnh, ngăn chặn sự tàn phá của virut đối với dây thần kinh và giảm thiểu đau. Các thuốc đặc hiệu chống virut thường dùng là acyclovir famiclovir, valacyclovir.

Có thể dùng thêm các thuốc chống viêmgiảm đau như acetaminophen ibuprofen. Corticosteroid cũng được dùng để làm vết thương mau lành và giảm đau. Cần giữ vết thương trên da sạch sẽ, che phủ mụn nước với lớp băng vải mỏng để tránh cọ sát với quần áo và phòng bội nhiễm

Bệnh nhân bị đau thần kinh sau zona kéo dài nhiều tháng, hay cả năm phải dùng đến thuốc chống đau như chất opiod, thuốc chống động kinh gabapentin, carbamazepin, thuốc chống trầm cảm elavil. Có thể dùng kem thoa chống đau hoặc lidocain dán trên da aspirin gel, voltarel gel để giảm cơn đau dây thần kinh, nếu da đã lành hết mụn rộp bệnh zona thần kinh (Shingles) hoàn toàn khác với bệnh nhiễm Herpes simplex ở bộ phận sinh dục.

Shingles có thể điều trị được với các loại thuốc đặc hiệu chống virut đã nêu trên đây kháng sinh không có tác dụng nào đối với virut vì vậy không nên dùng để điều trị, trừ trường hợp bội nhiễm bởi vi khuẩn khác.

Để phòng bệnh, một số nước đã dùng thuốc chủng ngừa Zostavax cho các đối tượng người trên 60 tuổi. Tuy nhiên cũng có những người không nên chủng ngừa gồm: người dị ứng với gelatin, kháng sinh neomycin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc chủng ngừa; người bị suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV/AIDS, đang uống thuốc ức chế miễn dịch loại steroid đang trị liệu bằng hóa chất hoặc tia xạ, đang có bệnh lao; có thai. Vaccin có tác dụng bảo vệ khoảng 50% người từ 60 tuổi trở lên và công hiệu lên tới 64% đối với lứa tuổi 60-69 được chủng ngừa.

Nguyễn Thị Thuận

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:38 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:24 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:45 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:56 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:49 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới