Nấc - Những điều cần biết để tránh mắc bệnh nguy hiểm

Thứ Ba, 13:50:02 12/02/2019
Nấc là những cơn co thắt đột ngột của cơ hoành và thường xuất hiện khi mức CO2 trong máu xuống quá thấp. Nguyên nhân gây nấc có thể là các khí độc, khói thuốc, thức ăn hay thức uống cay, uống quá nhiều rượu bia hoặc do bạn uống nước lạnh khi đang ăn thức ăn nóng; cũng có thể là dấu hiệu cho biết bạn đang ăn, uống quá nhiều hoặc quá nhanh.

Hầu hết, các cơn nấc đều xảy ra rất ngắn, chỉ trong một vài phút nhưng có khi lâu hơn. Nếu cơn nấc kéo dài trên 2 hay 3 giờ thì gọi là cơn nấc kéo dài hay cơn nấc dai dẳng. Những cơn nấc kéo dài hơn một tháng thường được gọi là cơn nấc khó điều trị. Cả hai loại nấc này thường gặp ở nam giới nhiều hơn. Người ta cho rằng, các cơn nấc daai dẳng và khó chữa xuất hiện do tình trạng mất xung điện ở dây thần kinh phế vị (dây thần kinh chạy từ thân não đến dạ dày và kiểm soát nhịp tim), do việc tiết acid trong dạ dày do ruột và các cơ ở cổ họng.

Ngoài ra, sự kích thích dây thần kinh hoành (dây thần kinh vận động ở cơ hoành giúp kiểm soát việc thở) cũng được coi là nguyên nhân gây nấc. Trên thực tế, người ta đã từng cắt dây thần kinh này để ngăn những cơn nấc không kiểm soát được.

Bệnh viêm phổi, viêm màng ngoài tim có thể gây nấc kéo dài.

Bệnh viêm phổi, viêm màng ngoài tim có thể gây nấc kéo dài.

Nấc cũng có thể cho biết bạn có vật lạ hay khối u ở tai hoặc bạn đang mắc bệnh trào ngược dạ dày - thực quản Nấc kéo dài còn xuất hiện trước và sau những lần ngất xỉu do rối loạn nhịp tim Hơn 1/3 số bệnh nhân điều trị ung thư bằng hóa chất cũng có những cơn nấc dai dẳng.

Các cơn nấc kéo dài cũng có thể là biểu hiện của bệnh viêm phổi viêm màng phổi viêm phúc mạc (nhiễm khuẩn ổ bụng) viêm màng ngoài tim viêm tụy bệnh thận hay suy thận mạn tính Trong một số trường hợp, các cơn nấc dai dẳng hay khó chữa có thể là biểu hiện nguy hiểm của cơn đột quỵ hay u não (một trong hai bệnh này có thể làm gián đoạn trung khu thở của não).

Có nhiều cách chữa nấc thông thường tại nhà bằng cách làm tăng mức CO2 trong máu hoặc kích thích dây thần kinh phế vị (nhằm giúp nó hoạt động bình thường trở lại). Các cách này bao gồm: nín thở thở vào trong một túi giấy, kéo lưỡi, xoa hai nhãn cầu, nuốt bánh mỳ khô, ăn đá bào, ăn một thìa đường, dùng muối ngửi (gồm amoni cacbonat và chất thơm), nín thở và uống nhanh một ly nước.    

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:36 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:18 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:42 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:01 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:53 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới