Mệt mỏi, đau đầu là những dấu hiệu báo hiệu “trọng bệnh” của dân văn phòng

Thứ Ba, 08:14:12 27/11/2018
Mệt mỏi kéo dài, đau đầu, cơ thể thường xuyên trong trạng thái lơ lửng mất tập trung, cảm giác không có sức lực mặc dù công việc không hề vất vả… Các triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó, hoặc cũng có thể là do cơ thể của bạn đang bị độc tố tấn công.

Lòng vòng không tìm ra bệnh

Dạo gần đây, chị M.T.L (36 tuổi) - một nhân viên văn phòng luôn trong tình trạng cơ thể mệt rã rời chán ăn đau đầu không rõ nguyên nhân, lúc nào cũng cảm thấy buồn ngủ mặc dù chị đã ngủ đủ 8 tiếng/ngày. Tưởng là do công việc căng thẳng chị xin nghỉ phép mấy ngày để nghỉ ngơi, nhưng các triệu chứng mệt mỏi vẫn không suy giảm.

Chị đã đi khám, làm đủ các xét nghiệm nhưng vẫn không tìm ra bệnh. Chị được ít thuốc bổ và dặn chị về nhà nghỉ ngơi thêm, nhưng chị biết rằng chị có nghỉ ngơi thì những biểu hiện mệt mỏi của chị vẫn không suy giảm.

Theo các chuyên gia y tế mệt mỏi là dấu hiệu ban đầu của nhiều bệnh, có thể là thiếu máu stress tâm lý mất ngủ huyết áp thấp, nhiễm virus bệnh lupus ban đỏ bệnh tim … Nhưng nếu mệt mỏi kéo dài mà không liên quan đến bất kì một bệnh lý nào ở trên thì được xếp vào “hội chứng mệt mỏi mạn tính (Chronic fatigue syndrome- CFS)”.

Hội chứng mệt mỏi mạn tính thường xuất hiện ở lứa tuổi từ 25-45 tuổi, với triệu chứng mệt mỏi rã rời kèm theo đau đầu mất tập trung đau nhức cơ đau khớp mất ngủ sụt cân (hoặc tăng cân) bất thường,… Điều đáng nói là những người làm công việc văn phòng tưởng như không mấy vất vả lại thường hay gặp những triệu chứng này nhất, theo các chuyên gia, nguyên nhân có thể là do việc tích lũy quá nhiều độc tố trong cơ thể.

Truy tìm nguồn gốc của sự mệt mỏi

Trong một bài báo có tựa đề “Hội chứng mệt mỏi mãn tính và sự quá tải độc tố trong cơ thể” (Chronic Fatigue Syndrome and Chemical Overload), Tiến sĩ RA Buist giải thích rằng có nhiều bằng chứng cho thấy triệu chứng mệt mỏi kéo dài có thể là kết quả của việc tích lũy quá nhiều độc tố ở trong cơ thể. Các độc tố có thể ngăn cản sự trao đổi chất tại tế bào làm cho tế bào không thể sản sinh ra năng lượng, hậu quả là cơ thể sẽ ở trong tình trạng uể oải kiệt sức

Môi trường văn phòng thực ra không an toàn như bạn nghĩ. Các thiết bị văn phòng khác nhau như (máy in, máy tính, máy photocopy), bàn ghế, các chất tẩy rửa có thể phát tán nhiều hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như formaldehyte, benzen, toluene, axetone… gây hại cho sức khỏe Thường xuyên bị căng thẳng áp lực, ít vận động cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng các độc tố nội sinh bên trong cơ thể.

Trong cuốn sách nhan đề Tired of Toxic? (Mệt mỏi vì độc tố ), Bác sĩ Sherry Rogers cũng đã mô tả chi tiết các độc tố gây ra triệu chứng mệt mỏi. Theo bà, cơ quan thường bị ảnh hưởng nhất bởi độc tố là hệ thần kinh dẫn đến buồn ngủ, mệt mỏi, kiệt sức, mất tập trung và một loạt các triệu chứng khác.

Mệt mỏi chỉ là biểu hiện bên ngoài của sự tích lũy và tấn công của độc tố bên trong cơ thể. Hậu quả của nó về lâu dài còn nghiêm trọng hơn, nó có thể gây ra những rối loạn như mất cân bằng nội tiết suy nhược thần kinh Alzheimer’s, và 200 bệnh lý khác. Trong đó, nguy hiểm nhất là căn “bệnh trọng” ung thư

Đến lúc cần trả lại sự khỏe mạnh cho cơ thể

Để thoát khỏi triệu chứng mệt mỏi kéo dài do cơ thể tích tụ quá nhiều độc tố, và quan trọng hơn là ngăn ngừa các bệnh tật do độc tố gây nên, chúng ta cần một liệu pháp làm sạch cơ thể một cách triệt để.

Theo TS Gershon: “Cơ thể đã được trang bị để tự nó có thể loại bỏ độc tố”, tuy nhiên bình thường hệ thống thải độc mới chỉ làm việc với 40% công suất, khi các độc tố đi vào cơ thể quá nhiều, chúng ta cần tăng công suất của hệ thống thải độc này.

Lĩnh vực nghiên cứu về gen dinh dưỡng (nutrigenomics) đã phát hiện ra một số chất trong thực phẩm có khả năng tương tác với các gen trong cơ thể trong cơ thể chúng ta. Duy nhất một phân tử được tìm thấy trong bông cải xanh được biết đến với cái tên Sulforaphane (SFN) được coi là chất mạnh nhất trong số các chất có khả năng kích hoạt hệ thống thải độc của cơ thể. Nghiên cứu cho thấy, SFN làm tăng hoạt tính của các enzyme thải độc trong cơ thể, từ đó giúp tăng cường đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể.

Phạm Trung Hiếu

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:36 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:23 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:44 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:55 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:47 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới